06 tháng 12, 2006

Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên Hợp Quốc


Được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua và công bố theo Nghị quyết số 217 (III), ngày 10 tháng 12 năm 1948.

LỜI NÓI ĐẦU

Với nhận thức rằng:

Việc thừa nhận nhân phẩm vốn có, các quyền bình đẳng và không thể tách rời của mọi thành viên trong gia đình nhân loại là cơ sở cho tự do, công bằng và hoà bình trên thế giới,

Sự xâm phạm và coi thường nhân quyền đã dẫn đến những hành động tàn bạo, xâm phạm tới lương tâm của nhân loại, và việc xây dựng một thế giới trong đó con người được tự do ngôn luận và tín ngưỡng, không còn phải chịu nỗi sợ hãi và cùng cực được coi là nguyện vọng cao cả nhất của loài người,

Nhân quyền phải được pháp luật bảo vệ để mỗi người không buộc phải nổi loạn như là biện pháp cuối cùng để chống lại chế độ cường quyền và áp bức,

Cần phải khuyến khích việc phát triển quan hệ bằng hữu giữa các dân tộc,

Nhân dân các nước thành viên Liên Hợp Quốc trong bản Hiến chương đã một lần nữa khẳng định niềm tin của mình vào những quyền cơ bản của con người, vào nhân phẩm, vào giá trị của mỗi người, vào quyền bình đẳng nam nữ, và đã bầy tỏ quyết tâm thúc đẩy tiến bộ xã hội cũng như xây dựng các điều kiện sống tốt hơn, tự do hơn.

Các nước thành viên đã cam kết, cùng với tổ chức Liên Hợp Quốc, phấn đấu thúc đẩy mọi người tôn trọng và thực hiện các quyền cũng như nhũng tự do cơ bản của con người.

Nhận thức thống nhất về những quyền và tự do đó của con người là yếu tố quan trọng nhất cho việc thực hiện đầy đủ cam kết này.

Nay, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố:

Bản tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền này là thước đo chung cho tất cả các nước và tất cả các dân tộc đánh giá việc thực hiện mục tiêu mà mọi cá nhân và mọi tổ chức trong xã hội, trên cơ sở luôn ghi nhớ Bản tuyên ngôn này, sẽ phấn đấu thúc đẩy sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người thông qua truyền bá và giáo dục, cũng như sẽ phấn đấu đảm bảo cho mọi người dân, ở chính các nước thành viên của Liên Hợp Quốc và ở các lãnh thổ thuộc quyền quản lý của mình, công nhận và thực hiện những quyền và tự do đó một cách có hiệu quả thông qua những biện pháp tích cực, trong phạm vi quốc gia hay quốc tế.

Điều 1

Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi con người đều được tạo hoá ban cho lý trí và lương tâm và cần phải đối xử với nhau trong tình bằng hữu.

Điều 2

Mọi người đều được hưởng tất cả những quyền và tự do nêu trong Bản tuyên ngôn này, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay các quan điểm khác, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay địa vị xã hội.

Điều 3

Mọi người đều có quyền sống, tự do và an toàn cá nhân.

Điều 4

Không ai phải làm nô lệ hay bị cưỡng bức làm việc như nô lệ; mọi hình thức nô lệ và buôn bán nô lệ đều bị ngăn cấm.

Điều 5

Không ai bị tra tấn hay bị đối xử, xử phạt một cách tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm.

Điều 6

Mọi người đều có quyền được thừa nhận tư cách là con người trước pháp luật ở khắp mọi nơi.

Điều 7

Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau không có bất cứ sự phân biệt nào. Tất cả mọi người đều được bảo vệ như nhau chống lại mọi hình thức phân biệt đối xử vi phạm Bản tuyên ngôn này cũng như chống lại mọi hành vi xúi giục phân biệt đối xử như vậy.

Điều 8

Mọi người đều có quyền được các toà án quốc gia có thẩm quyền bênh vực theo pháp luật trước những hành vi vi phạm các quyền cơ bản do hiến pháp hay luật pháp quy định.

Điều 9

Không ai bị bắt, giam giữ hay đày đi nơi khác một cách độc đoán.

Điều 10

Mọi người, với tư cách bình đẳng về mọi phương diện, đều có quyền đươc một toà án độc lập và vô tư phân xử công bằng và công khai để xác định quyền, nghĩa vụ hoặc bất cứ một lời buộc tội nào đối với người đó.

Điều 11

(1) Mọi người, nếu bị quy tội hình sự, đều có quyền được coi là vô tội cho đến khi một toà án công khai, nơi người đó dã có được tất cả những đảm bảo cần thiết để bào chữa cho mình, chứng minh được tội trạng của người đó dựa trên cơ sở luật pháp.

(2) Không ai bị kết tội hình sự vì một hành vi hay sự tắc trách không bị coi là một tội hình sự theo quy định của luật pháp quốc gia hay quốc tế vào thời điểm đó. Cũng như không cho phép áp dụng hình thức xử phạt đối với một tội hình sự nặng hơn so với quy định của luật pháp lúc bấy giờ cho mức độ phạm tội cụ thể như vậy.

Điều 12

Không ai bị can thiệp một cách độc đoán đối với cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hay thư tín của cá nhân người đó cũng như không bị xâm phạm tới danh dự và uy tín. Mọi người đều được pháp luật bảo vệ chống lại những hành vi can thiệp hoặc xâm phạm như vậy.

Điều 13

(1) Mọi người đều có quyền tự do đi lại và cư trú trong phạm vi lãnh thổ của mỗi quốc gia.

(2) Mọi người đều có quyền rời khỏi bất cứ nước nào, kể cả nước mình, cũng như có quyền trở về nước mình.

Điều 14

(1) Mọi người đều có quyền tìm kiếm và được lánh nạn ở những nước khác khi bị ngược đãi.

(2) Quyền này không được áp dụng trong trường hợp đương sự bị truy tố vì những tội không mang tính chất chính trị hay vì những hành vi đi ngược lại mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hợp Quốc.

Điều 15

(1) Mọi người đều có quyền nhập quốc tịch của một nước nào đó.

(2) Không ai bị tước đoạt quốc tịch của mình hay bị khước từ quyền được thay đổi quốc tịch một cách độc đoán.

Điều 16

(1) Nam hay nữ đến tuổi thành niên đều có quyền hôn nhân và xây dựng gia đình mà không có bất cứ một hạn chế nào về chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Họ có quyền bình đẳng trong việc kết hôn, trong cuộc sông vợ chồng và lúc ly hôn.

(2) Việc kết hôn chỉ được tiến hành khi có sự đồng ý hoàn toàn và tự nguyện của cả hai bên.
(3) Gia đình là một đơn vị tự nhiên và cơ bản của xã hội và được xã hội và nhà nước bảo vệ.

Điều 17

(1) Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản của riêng mình hay chung với những người khác.

(2) Không ai bị tước đoạt tài sản của mình một cách độc doán.

Điều 18

Mọi người đều có quyền tự do suy nghĩ, ý thức và tôn giáo, kể cả tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng, và tự do thể hiện tôn giáo hoặc tín ngưỡng dưới hình thức truyền bá, thực hành, thờ phụng hoặc lễ tiết, với tư cách cá nhân hay tập thể, công khai hay riêng tư.

Điều 19

Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bầy tỏ quan điểm; kể cả tự do bảo lưu ý kiến không phụ thuộc vào bất cứ sự can thiệp nào, cũng như tự do tìm kiếm, thu nhận, truyền bá thông tin và ý kiến bằng bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào và không giới hạn về biên giới.

Điều 20

(1) Mọi người đều có quyền tự do họp hành và tham gia hiệp hội một cách hoà bình.

(2) Không ai bị bắt buộc phải tham gia một hiệp hội nào.

Điều 21

(1) Mọi người đều có quyền tham gia vào chính quyền của nước mình, một cách trực tiếp hay thông qua những đại diện được tự do lựa chọn.

(2) Mọi người đều có quyền được hưởng các dịch vụ công cộng của đất nước mình một cách bình đẳng.

(3) Ý chí của nhân dân là cơ sở tạo nên quyền lực của chính quyền; ý chí được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự, theo nguyên tắc bỏ phiếu phổ thông và bình đẳng và được thực hiện qua bỏ phiếu kín hoặc qua các thủ tục bỏ phiếu tự do tương tự.

Điều 22

Với tư cách là thành viên của xã hội, mọi người đều có quyền được hưởng bảo hiểm xã hội cũng như được thực hiện các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá không thể thiếu đối với nhân phẩm và tự do phát triển nhân cách của mình, thông qua nỗ lực quốc gia, hợp tác quốc tế và phù hợp với hệ thống tổ chức và nguồn lực của mỗi quốc gia.

Điều 23

(1) Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn công việc, được hưởng điều diện làm việc công bằng và thuận lợi và được bảo vệ chống lại tình trạng thất nghiệp.

(2) Mọi người đều có quyền được trả công ngang nhau cho công việc như nhau, không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào.

(3) Mọi người đều có quyền được hưởng chế độ thù lao công bằng và thuận lợi đảm bảo cho sự tồn tại của bản thân và gia đình xứng đáng với nhân phẩm và được hỗ trợ thêm từ các hình thức bảo trợ xã hội khác, nếu cần thiết.

(4) Mọi ngượi đều có quyền thành lập và tham gia các tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình.

Điều 24

Mọi người đều có quyền nghỉ ngơi và giải trí, kể cả quyền được hạn chế hợp lý về số giờ làm việc và hưởng những ngày nghỉ định kỳ được trả lương.

Điều 25

(1) Mọi người đều có quyền được hưởng mức sống đủ để đảm bảo sức khoẻ và phúc lợi của bản thân và gia đình, về các mặt ăn, mặc, ở, y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết khác, cũng như có quyền được bảo hiểm trong trường hợp thất nghiệp, ốm đau, tàn tật, goá bụa, già nua hoặc thiếu phương tiện sinh sống do những hoàn cảnh khách quan vượt quá khả năng kiểm soát của mình.

(2) Các bà mẹ và trẻ em cần được chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt. Tất cả trẻ em, sinh ra trong hoặc ngoài giá thú, đều được hưởng mức độ bảo trợ xã hội như nhau.

Điều 26

(1) Mọi người đều có quyền được học hành. Phải áp dụng chế độ giáo dục miễn phí, ít nhất là ở bậc tiểu học và giáo dục cơ sở. Giáo dục tiểu học là bắt buộc. Giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp phải mang tính phổ thông, và giáo dục cao học phải theo nguyên tắc công bằng cho bất cứ ai có đủ khả năng.

(2) Giáo dục phải hướng tới mục tiêu giúp con người phát triển đầy đủ nhân cách và thúc đẩy sự tôn trọng đối với các quyền và tự do cơ bản của con người. Giáo dục phải tăng cường sự hiểu biết, lòng vị tha và tình bằng hữu giữa tất cả các dân tộc, các nhóm tôn giáo và chủng tộc, cũng như phải đẩy mạnh các hoạt động của Liên Hợp Quốc vì mục đích gìn giữ hoà bình.

(3) Cha, mẹ có quyền ưu tiên lựa chọn loại hình giáo dục cho con cái.

Điều 27

(1) Mọi người đều có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hoá của cộng đồng, được thưởng thức nghệ thuật và chia xẻ những thành tựu và lợi ích của tiến bộ khoa học.

(2) Mọi người đều có quyền được bảo hộ đối với những quyền lợi về vật chất và tinh thần xuất phát từ công trình khoa học, văn học và nghệ thuật mà người đó là tác giả.

Điều 28

Mọi người đều có quyền được hưởng trật tự xã hội và trật tự quốc tế trong đó các quyền và tự do nêu trong Bản tuyên ngôn này có thể được thực hiện đầy đủ.

Điều 29

(1) Mọi người đều có nghĩa vụ đối với cộng đồng là nơi duy nhất người đó có thể phát triển nhân cách của mình một cách tự do và đầy đủ.

(2) Khi thực hiện các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ chịu những hạn chế do luật định, nhằm mục đích duy nhất là đảm bảo sự công nhận và tôn trọng và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác cũng như đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự xã hội và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ.

(3) Trong bất cứ trường hợp nào, việc thực hiện những quyền và tự do này cũng không được đi ngược lại với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hợp Quốc.

Điều 30

Không được phép diễn giải bất kỳ điều khoản nào trong Bản tuyên ngôn này theo hướng ngầm ý cho phép bất kỳ quốc gia, nhóm người hay cá nhân nào được quyền tham gia vào bất kỳ hoạt động nào hay thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm phá hoại bất kỳ quyền và tự do nào nêu trong Bản tuyên ngôn này.

22 tháng 11, 2006

Hai Mặt của Tấm Huy Chương (CT30)

Trần Trọng Nghĩa

Hội nghị APEC lần thứ 14 vừa kết thúc tại Hà Nội. Trong suốt thời gian diễn ra Hội nghị các ban ngành của khối APEC và đặc biệt là Hội nghị thượng đỉnh 21 quốc gia trong vùng Châu Á - Thái Bình Dương, báo đài của đảng và nhà nước đã có hàng trăm bài viết để thông tin và để đưa ra những hình ảnh huy hoàng, tráng lệ của Hà Nội trong dịp này. Từ khi lên nắm chính quyền đến nay, đây là lần đầu tiên đảng ta tổ chức một hội nghị quốc tế có quy mô lớn như thế này. Trong vỏn vẹn hơn 1 tuần lễ, đã có đến trên 10.000 quan khách từ nguyên thủ quốc gia đến các thành viên chính phủ, các doanh nhân quan trọng của những tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới, đội ngũ hàng ngàn phóng viên và các đoàn tùy tùng, an ninh, vệ sĩ...

Đảng và nhà nước đã huy động 8 khách sạn 5 sao với những phòng ốc cực kỳ lộng lẫy, giá một đêm là 4.500 đô la Mỹ để đón tiếp các vị nguyên thủ quốc gia. Trước đó nhiều tháng, thành phố Hà Nội đã được trang hoàng rực rỡ. Nhà nước đã làm sạch đường phố bằng cách quét dọn không những rác rưởi, bụi bặm. Hơn thế nữa đảng ta còn tìm mọi cách để che dấu những hình ảnh nói lên những vấn đề lớn của Việt Nam hiện nay là tệ nạn tham nhũng và tụt hậu xã hội. Hàng ngàn trẻ em lang thang đường phố, hàng trăm đồng bào dân oan khiếu kiện đã bị hốt về giam giữ tại những trung tâm gọi là “tạm trú”. Bằng cái tài xấu dấu tốt khoe tới mức thượng thừa, đảng ta đã thành công trong việc trưng ra một hình ảnh đẹp đẽ của Việt Nam. Chính ông Lê Minh Triết, chủ tịch nước đã tuyên bố trong buổi họp báo ngay sau khi hội nghị bế mạc rằng: “Việt Nam đã thành công trong việc tổ chức Hội nghị cấp cao APEC và trong việc quảng bá hình ảnh của mình”.

Trong những ngày sau hội nghị, báo chí đã có nhiều bài viết về thành tích an ninh của hội nghị. Đó là nhờ đảng ta đã huy động toàn lực bộ máy công an chìm, nổi với những dụng cụ tối tân. Nào là mỗi tham dự viên, bất luận là ai cũng phải đeo bảng an ninh (security pass) có gắn “chip” điện tử gồm tên họ, hình ảnh mới được ra vào khách sạn. Không có thẻ này thì dù đã nhận được phòng trong khách sạn cũng không được vào phòng mình. Tuy nhiên, khi đọc một số cảm tưởng bức xúc của các sinh viên được huy động đi làm “tình nguyện viên” mới biết được sự khó xử của họ khi bị các phái đoàn đòi hỏi thẻ an ninh của họ và sự tắc trách cũng như thiếu chuyên nghiệp của lãnh đạo ban tổ chức, không đủ thẻ để phát cho khách. Nào là cấm lưu thông trên những đường phố gần khu Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia cả tuần lễ làm cản trở sinh hoạt thường nhật của dân phố. Nào an ninh gắt gao trong và ngoài các khách sạn nơi các vị nguyên thủ quốc gia trú ngụ... Chắc chắn sau hội nghị này sẽ có những tấm huy chương khen thưởng ngành công an vì chính quyền đã nhận xét, an ninh đã là ưu điểm của hội nghị.

Dưới con mắt của các quan khách nước ngoài tới một hội nghị về kinh tế, có thể họ cũng chỉ chú tâm đến những vấn đề kinh tế và nhìn thấy những con số. Cũng có thể họ nhìn thấy cảnh tượng hoành tráng ở hội nghị hay những nơi CSVN dẫn họ tới thăm viếng. Với chương trình hội nghị đầy ắp, với những hạn chế di chuyển của các phái đoàn, họ không thể nhìn thấy hết được những hình ảnh khác hình ảnh mà CSVN phô bày ra với họ. Làm sao họ có thể tới được nơi cư ngụ của những người đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam như nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, Ls Lê Thị Công Nhân, Ls Nguyễn Văn Đài, Ts Nguyễn Thanh Giang, nhà báo Trần Khải Thanh Thủy, Bs Phạm Hồng Sơn, ... để nhìn thấy được nhà cửa của họ bị công an túc trực bao vây, cô lập, máy điện thoại của họ bị cắt, để nhìn thấy lối vào nhà họ có gắn bảng tiếng Anh “cấm người nước ngoài”, hay “cấm chụp hình”... Có một điều mà khách tới dự hội nghị APEC không thể tưởng tượng nổi, đó là nhà cô Ls Lê Thị Công Nhân, Bs Phạm Hồng Sơn và các nhà đấu tranh dân chủ ở Hà Nội đã bị công an ràng dây xích khóa trái từ bên ngoài. Công an đã biến tư gia của những người này thành nhà tù có khóa. Đây là một hành động vô lương tâm, vi phạm mọi nhân quyền trên thế giới gây ra bởi chính bộ máy công an. Gọi hành động này là vô lương tâm vì để chắc chắn có thể giữ chân các nhà đấu tranh dân chủ, họ bất chấp hành động khóa trái cổng tư gia khi có người và nhất là có trẻ em trong nhà. Nếu xảy ra hỏa hoạn, hậu quả sẽ không thể lường được. Lúc đó, có thể công an sẽ lại ráo hoảnh nói rằng “sẽ rút kinh nghiệm cho lần sau”.

Tuy nhiên nếu đại bộ phận quan khách dự hội nghị APEC 14 chỉ thấy đèn hoa, thì đã có một số ký giả dùng máy điện thoại di động phỏng vấn được những nhà dân chủ hôm Chúa Nhật 19/11/2006. Phóng viên của CNN Radio, báo LA Times và các hãng thông tấn AFP, Reuters đã nối kết được với các đại diện Dân Chủ là Giáo sư Nguyễn Chính Kết ở Sài Gòn và Luật sư Lê Thị Công Nhân tại Hà Nội. Nội dung buổi “họp báo” điện đàm này đã được phổ biến rộng rãi trên mạng internet. Trả lời câu hỏi về việc xây dựng lực lượng Dân Chủ tại Việt Nam, nữ luật sư Lê Thị Công Nhân đã trả lời: “Trên hết và trước hết phải tranh đấu cho quyền tự do báo chí và tự do thông tin”. Giáo sư Nguyễn Chính Kết cũng đã cho phóng viên ngoại quốc biết sự hình thành của Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền nhằm kết hợp các đảng phái, đoàn thể để đấu tranh đòi đa nguyên, đa đảng bằng phương pháp “đấu tranh ôn hòa, bất bạo động”. Ông cũng cho biết “lực lượng Dân Chủ VN thiết tha kêu gọi Tổng Thống Bush hãy công khai ủng hộ dân tộc Việt Nam, ủng hộ cuộc đấu tranh vô cùng chính đáng của dân tộc VN để giành lại các quyền con người và xây dựng một thể chế dân chủ trên đất nước này”.

Quan khách dự hội nghị APEC 14 có thể đã được cho coi một hình ảnh Việt Nam huy hoàng tráng lệ, có nhiều cơ hội làm ăn, có ổn định chính trị, hình ảnh đẹp đẽ của bề mặt tấm huy chương. Rất mong các phóng viên sẽ đưa ra bề trái tấm huy chương là độc tài, là đàn áp, là vi phạm nhân quyền, là phi dân chủ, là nghèo đói để mong các nước APEC góp phần làm cho mặt trái tấm huy chương cũng đẹp như mặt trước của nó.

Cái Nguyên Trạng Đã Vỡ... (CT30)


Nguyễn V. Nam

Còn nhớ, thời 1975, TBT Lê Duẩn ôm mộng lớn, muốn làm gạch nối hòa hợp hòa giải hai đàn anh vĩ đại, muốn VN trở thành bàn đạp nhuộm đỏ toàn vùng Đông Dương thành một khối, muốn CSVN đời đời toàn trị VN một cách hiến định ...

Cái nguyên trạng 1975 đó đã vỡ nhiều lần sau hai trận chiến Tây Nam và chính Bắc; sau hai đận ngửa tay xin thế giới cứu đói; sau lần cúi đầu xin kẻ cựu thù đế quốc hủy bỏ cấm vận; và sau cơn lốc domino Đông Âu cùng Liên Xô cũ.

Cái nguyên trạng vào cuối thập niên 80 cũng vỡ theo đà “đổi mới”. Hợp tác xã bị hợp tác viên xóa sổ. Chế độ tem phiếu hộ khẩu chết đứng, lôi theo hệ thống bao cấp và những đặc quyền đặc lợi. Kinh tế kế hoạch tập trung từ tốn đi vào quá khứ. Mác-Lê bỗng chốc thành một bóng ma. Đảng mất điểm tựa cả tư tưởng lẫn kinh viện. Đảng viên xé lẻ vơ vét lợi quyền bằng mọi cách, thậm chí cả cách xà xẻo tiền cứu trợ. Nhũng lạm là xu thế thời đại của cả đảng. Con bạch tuộc có toàn bộ phương tiện bao che cho chính nó. Chống tham nhũng là chống đảng.

Đầu tư nước ngoài đổ vào VN trong cuối thập niên 90 làm vỡ cái nguyên trạng thời đó thành nhiều mảnh nhỏ. Cơ chế xin-cho chỉ còn giá trị hành dân là chính. Địa phương tự ý vận động nguồn ngoại tệ. Tỷ lệ quyền lợi của các lãnh chúa từng vùng cát cứ được tính trên dự án, không còn do khả năng ban phát của đảng. “Trên bảo dưới không nghe” trở thành quy luật tất yếu.

Từ đó tới nay, đảng mất dần khả năng toàn trị. Áp suất bủa dồn tứ phía. Phải thay luật và cải tổ hành chính xoành xoạch mà doanh nhân nước ngoài vẫn chưa thấy hài lòng. Tối huệ quốc với Nhật và Mỹ là những xoay sở mười năm. Campuchia đa đảng đã nhanh chân vào WTO. Những chi phối chính trị từ Bắc Kinh lấn sâu tận sân sau Bộ chính trị Hà Nội. FDI lăn vào miệng vực, rơi tự do. CPC & PNTR của Mỹ lơ lửng từng năm. Dân oan khiếu kiện nhếch nhác lau nhau bát nháo cả thủ đô. Hoạt động dân chủ hóa VN từ giới đối kháng bung rộng ra thành phần trí thức trẻ, thậm chí rất trẻ. Ủy viên TW đua nhau tẩu tán tài sản ra nước ngoài. Cán bộ trung tầng khinh miệt lãnh đạo. Cán bộ hạ tầng tự tung tự tác. Thời đại Internet với 13.8 triệu email trong nước. Tường lửa dễ vượt hơn đua xe máy. Công nhân đồng loạt đình công. Đảng không bưng bít được hành vi hủ hóa của cán bộ các cấp, kể cả cấp TW. Nghị quyết pha chè. Chính sách vá víu. Chuyên cơ Air Force One đã đáp xuống sân bay Nội Bài và vừa mới đáp lần nữa, ở cả Tân Sơn Nhất. Công an, Quân đội tự tìm đường “mua bảo hiểm” tương lai và sẵn sàng đi đêm ...

Cái nguyên trạng 2006 của đảng, nếu chính thức trích dẫn từ Bản giải trình của ông Nguyễn Phú Trọng trong Đại hội Đại biểu Toàn đảng X vừa qua thì quả nhiên: “Nguy cơ chệch hướng XHCN là có thật”. Thực tế sát sườn là đảng “đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp không thể coi thường bất cứ thách thức nào”.

Cái nguyên trạng cần giữ đã teo tóp lại ở một góc nhỏ, thậm chí rất nhỏ, theo tuyên bố bế mạc đại hội vừa nói của ông Nông Đức Mạnh, là: “để tiếp tục hoàn thiện và phát triển đường lối, quan điểm đổi mới trong giai đoạn cách mạng hiện nay của nước ta”. Nói nôm na là để đảng vẫn duy nhất có tên trên hiến pháp và để giữ cơ hội “sửa sai”. Thực tiễn, cái góc rất nhỏ ấy ra sao?

1. Cái nguyên trạng teo tóp 2006 cũng đã vỡ - Đảng CSVN đang thu nhỏ dần. Những lớp vỏ bao bì của đảng đã bị lịch sử và thực tiễn khoan thai bóc từng lớp. Trước tiên là nền tảng tư tưởng và lý luận. Từ cụ Mác tới bác Hồ là một khoảng cách tính bằng năm ánh sáng. Thảm đỏ trải dài long trọng đón tiếp hầu hết cựu thù. Kế tiếp là khả năng quản lý đất nước bị lột trần. Việt Nam bị nhận chìm trong thế giới thứ ba. TW chèo chống con thuyền đảng bằng những que tăm. Quân đội thi đua làm kinh tế. Đơn vị nhỏ cạnh tranh cùng bọn cửu vạn cửa khẩu. Đơn vị to cạnh tranh cùng bưu điện, cung cấp cả phương tiện truy nhập mạng cho dân qua dịch vụ viễn thông. Công an bị nhận giếng hay bị bắt làm con tin, những cuộc thẩm vấn ép cung bị trình làng trên mạng thông tin. Quốc hội “nổi loạn”. Bức tranh Mặt Trận Tổ Quốc đã bị nhân dân treo ngược bằng những tổ chức ngoài luồng. Tham nhũng là một thứ ung thư đã đẩy con bệnh đảng vào thời kỳ chót ...

Sự sợ hãi trước đây của dân nay đã được chuyển nhượng miễn phí về cho đảng. Những đối phó của đảng có hệ thống từ luật pháp, nghị định, sắc lệnh và nhà tù... đã teo dần thành xích sắt khóa ngoài cổng nhà đối kháng.

2. Cái nguyên trạng teo tóp 2006 cũng đã vỡ - Đảng CSVN không “được phép” và cũng không còn quyền “cho phép”. Đảng không được phép tiếp tục độc quyền cai trị đất nước bằng những nghị quyết sai trái, nhân danh thiện chí sai đâu sửa đó, một khi đại hội X đã công khai thừa nhận: “Lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH như hiện nay của chúng ta vẫn chưa ngang tầm với những đòi hỏi của thực tiễn cách mạng, của yêu cầu phát triển và hiện đại hóa xã hội”. Đảng không được phép nhập nhằng ví von đảng là tổ quốc, đảng là dân tộc, cả cái nhỏ nhất, đảng là đại diện của giai cấp công nhân, một khi mà đảng tiên phong trong việc cấu kết với giới chủ nhân người nước ngoài để bóc lột chèn ép công nhân trong nước. Đảng không được phép nhân danh bất kỳ một “sứ mệnh” nào, bởi chẳng từng ai trao gửi qua bất kỳ một cuộc trưng cầu dân ý nào. Trong một tương lai không xa, đảng cũng phải sửa bản Điều Lệ vì không thể và không còn được phép chuyên quyền sử dụng ngân sách quốc gia cho sinh hoạt riêng của đảng nữa. Đó là nguyện vọng và là đòi hỏi của đại khối dân tộc, một phần đã phản ánh qua tiếng nói của một số đại biểu QH.

Đảng cũng không còn quyền cho phép lập hội hay ra báo. Các tổ chức xã hội, công đoàn độc lập, đoàn thể công-nông, thậm chí là đảng phái chính trị,... đã đơn phương chính thức áp dụng bộ luật tối cao là Hiến Pháp để tự lập tự quản, và sinh hoạt không cần cấu vào ngân quỹ quốc gia, tiến dần lên trình độ hoạt động liên đới dưới hình thái của những hiệp hội hay liên minh. Song song đó tất yếu sẽ là những hội nhà báo độc lập, và những tờ báo quy tụ những ký giả, phóng viên độc lập đã từng từ chối viết bài theo đơn đặt hàng, hay từng bị dàn báo đảng từ chối đăng bài xiển dương sự thật. Đây chính là dấu ấn của thực quyền dân chủ.

3. Cái nguyên trạng teo tóp 2006 cũng đã vỡ - Quần chúng đang kết hợp thành một sức mạnh mới. Bài học đàng sau những cuộc đình công thắng lợi ở Sóng Thần-Linh Trung là một thông điệp lớn gửi đến nhân dân cả nước: “Phải Đòi Mới Được”. Kết quả rành rành trước mắt. Một người đòi không xong, nhưng 18.000 người ra cổng đứng hút thuốc với nhau thì được tăng lương. Một xí nghiệp đòi không xong, nhưng hàng trăm xí nghiệp cùng rửa tay nghỉ việc thì tỷ số hối đoái tính lương được điều chỉnh cập nhật ngay bằng nghị định của chính phủ. Kết quả lan truyền nhanh ngang tầm vận tốc các máy vi tính. Nhân dân đang kết hợp nhau dưới nhiều dạng khác, ở nhiều thành phần khác, để cùng nhau đòi hỏi kỳ được không chỉ những quyền lợi thiết thân, mà còn là những công bằng tối thiểu. Tám mươi triệu người VN đã thấy ra mọi hệ quả thảm khốc đất nước và dân tộc đã oằn lưng gánh chịu sau nửa thế kỷ thao túng bởi chưa tới 200 người trong TW đảng CSVN. Tám mươi triệu người đó đã thấy ra sức mạnh thật sự đang nằm ở đâu. Hứa hẹn cũ đã phai. Niềm tin xưa đã nhạt. Lằn ranh mới đã vạch. Sức mạnh mới đã tỏ. Ôn hòa là phương châm. Đối đầu là ý chí. Đối đầu bất bạo động chính là lộ trình dân chủ hóa.

4. Cái nguyên trạng teo tóp 2006 cũng đã vỡ - Khát vọng đa nguyên đã biến thành hành xử đa nguyên. Nắm tay nhau đi từ tâm thức đến hành động, nhân dân VN đã tự “xã hội hóa” nhiều diện sinh hoạt, từ vi mô tới vĩ mô, trước khi nhà nước dán nhãn nó thành chính sách. Khoán ruộng là một biểu hiện lớn. Khuyến học là một cụ thể khác. Cứu trợ bão lụt cũng là một thực tiễn từ thời cả nước còn phân chia giai cấp thiếu đói và đói gay gắt. Tờ “Người Sài Gòn” đã truyền thừa tâm ý qua các tờ “Thao Thức”, “Phù Sa”, “Canh Tân”... và gần nhất là tờ “Tự Do Ngôn Luận”. Nhân dân thấy ra nửa thế kỷ chờ đợi nhà nước giải quyết từng vấn nạn là một thời gian quá lâu. Mười đại hội đảng vừa qua đã tự trả lời cho nghi vấn của cả nước: Chắc gì nhà nước có đủ thiện chí hay khả năng giải quyết trong nhiều năm tới? Những thế hệ mới của nhân dân không thể chờ thêm đến đời con cháu họ. Nhân dân đã tự giải quyết lấy các vấn đề xã hội sát sườn, kể cả việc tự lập hội để kề vai nhau giải quyết các vấn nạn tại địa phương. Quy trình tự lo lấy đó là nền móng của sinh hoạt đa nguyên trong xã hội. Con đường không thẳng và chưa phẳng, đó đây vẫn còn những chỗ lồi lõm gồ ghề, nhưng mọi người đều thấy đó là cột mốc của các xa lộ thông thoáng trong một tương lai gần. Rõ ràng, xã hội VN đang trên đường xây dựng một định chế dân sự mới. Cốt lõi của nó chính là giá trị củng cố và phát huy sức mạnh liên kết của cả dân tộc, cả trước lẫn sau khi chấm dứt nạn độc tài, dù là độc tài cộng sản bây giờ hay độc tài không cộng sản về sau.

*


Không một APEC hay WTO nào có thể tự nó làm thay đổi vận mệnh Việt Nam. Chính người Việt Nam phải làm điều đó, trong nhiều thế trận của một lực lượng dân tộc. Ai cũng biết vậy. Hãy sát cánh cùng nhau hậu thuẫn cho liên minh dân tộc để tự giải quyết lấy vấn nạn của đất nước mình. Hãy sát cánh cùng nhau để phá vỡ hẳn cái nguyên trạng teo tóp còn lại của đảng CSVN ngày nay.

Hai từ “xoay chuyển” đang nằm gọn trong tay của mỗi chúng ta.

Vỉa Hè Nghe Cảm Tưởng (CT30)

Kim Ngọc

APEC đã đi qua, những gì sẽ xảy ra cho VN trong tương lai hoàn toàn ... hãy đợi đấy. Điều mơ ước của dân ta hy vọng vào các đại biểu trong hội nghị đó nói lên những gì mà nhân dân không được phép nói, giúp nhân dân VN thoát cảnh đói nghèo, mà hơn 30 năm nay đã bị một thế lực lớn mạnh đã và đang đè đầu cỡi cổ. Máu, xương, mồ hôi, nước mắt của nhân dân đã đổ xuống với thời gian trôi qua từ thế hệ này đến thế hệ kế tiếp. Thế hệ trước đã qua đi trong cảnh chết chóc, tù đày và đói rách, thế hệ ngày nay vẫn đang chống chọi với đói nghèo. Tay làm hàm nhai thì lấy đâu dư giả mà nghĩ đến người khác. Sống cho bản thân mình chưa xong thì có tâm trí đâu để nghĩ đến xã hội đang ngày càng từ từ... đi xuống về mọi mặt. Cuộc sống phải chờ đợi đến bao giờ? Đồng lương công nhân thì chưa đến 2 USD/1 ngày trong khi xây 1 khu để họp APEC phải bỏ ra trên 250 triệu USD. Quan lại thì lấy tiền của nhân dân: để cá độ và bao gái đi nước ngoài du hí... ôi nếu kể ra lấy đâu cho xiết, chua chát thay cho nhân dân Việt Nam ta. Có ai thấu hiểu không? Các tổng thống, các thủ tướng, các bộ trưởng... qua lăng kính chọn lọc của đảng và nhà nước đều thấy Việt Nam phát triển rõ rệt. Nhưng kể từ sau khi đặt chân xuống sân bay và đón nhận những nụ cười được xếp đặt trước của chủ nhà, từ các khung cửa sổ của những khách sạn sang trọng, từ trong những chiếc xe bóng lộn, các vị đó có thấy và cảm được nỗi khổ và khốn cùng của gần 80 triệu dân Việt Nam? Từ sân bay về đến khách sạn hay nơi họp hội nghị, đều là một bức tranh đẹp, mà đảng và nhà nước Việt Nam đã bằng mọi giá vẽ lên cho hoàn hảo để người xem được mát mắt. Những bức tranh đó đều do những kẻ kiếm tiền cấu kết với kẻ cầm quyền để cả hai cùng nhau tô điểm, đánh bóng hầu cùng nhau thâu lợi nhuận.

6h 45 phút chiều nay tổng thống Bush sẽ đến Sài Gòn, điều gì đã khiến thanh niên Việt Nam đã đổ dồn ra, tụ hai bên đường trải dài từ đường Trường Sơn - khu sân bay Sài Gòn, Lăng Cha Cả, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Văn Trỗi, cầu Công Lý, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Lê Duẩn, Lê Lợi, chợ Bến Thành, New World. Người ta đâu mà đổ ra đông thế, ai ai cũng đang chờ đón một cái gì đó và luôn hy vọng sẽ thay đổi. Và tôi nghe:

Anh thanh niên bên đây trao đổi với anh bên cạnh:

“Việt Nam mình mấy ông to mặt bự đâu khi nào dân chúng thèm ngó tới mấy bản mặt của các ổng, ngó đống phân còn thấy được hơn cái bản mặt mấy thằng cha đó”.

“Lúc nào nó cũng muốn lấy hết tiền của dân chúng để tạo ngân sách, và cung cấp cho mấy thằng ông cố nội nó, để nó ngồi mãi chức đó”.

“Ôi, nói tới mấy cha này chán lắm”.

Đám đông ở đường Trường Sơn có mấy ông trung niên ngồi trên xe honda đang tụ vào nhau nói:

“Ông Hồ Cẩm Đào qua đây chẳng thấy ai bu lại, mới nghe tin Bush đến mà mới 5 giờ chiều, người đâu mà bu lại đây giống như ruồi bâu ..c.. ngựa”.

“Anh ơi! Mấy thằng này phải chi nó bợ đít thằng Bush sớm sớm 1 chút thì dân mình đâu có khổ như vậy, nhưng nó sợ mất cái ghế của nó nên nó còn cố đội đít thằng Hồ, chớ có tốt đẹp gì mà nó nghĩ đến tụi mình!”.

Tôi đã nghe được những người xung quanh mình nói chuyện, biết rằng có chút thô tục nhưng lời lẽ thật là chân thực. Tôi lắng nghe họ nói và tự cười thầm một mình. Trong chua chát.

Thiên Đường (CT30)

Vũ Cận

Thất nghiệp đầy đường
Ăn xin đầy đường
Đĩ điếm đầy đường
Cờ bạc đầy đường
Đâm chém đầy đường
Chưởi thề đầy đường
Rác rưởi đầy đường
Đầy đường cảnh sát
Canh gác thiên đường

*


Thiên đường không ở ngoài đường

Thiên đường kín cổng cao tường.

Hình Ảnh Hà Nội: Tự Do Mua Bán (CT30)

Mark Silva * The Chicago Tribune's Washington Bureau

Hà Nội – Tôi chạy xe gắn máy dọc trên đường thuộc trung tâm của người Pháp tại Hà Nội. Đây là địa điểm của thuộc địa Pháp mà chính họ đã phải trả giá đau đớn cho một bài học mà Hoa Kỳ trải qua hơn 20 sau đó về tinh thần ái quốc của người Việt.

Ba thập niên từ khi Hoa Kỳ, trước đó là người Pháp, rời quốc gia này, người Cộng Sản đã khám phá lợi ích của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Hà Nội tràn ngập với thương mại và là nền kinh tế phát triển nhanh nhất tại Á Châu. Tuy nhiên, nhà cầm quyền vẫn quản chế gắt gao tự do cá nhân, giới hạn tự do tôn giáo và tư do ngôn luận. Trước khi khởi hành, tôi đã nói chuyện với một nhà tranh đấu cho dân chủ đã từng bị ở tù hai năm và hai năm bị quản chế tại gia vì đã dịch tài liệu của Hoa Kỳ về dân chủ, và ông đã cho biết là ngày hôm qua đã bị lôi ra khỏi nhà và bị đánh đập.

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn cho tôi biết qua điện thoại sáng nay: “Một người bạn của tôi cũng là bác sĩ đến thăm tôi. Lúc đó, khoảng mười Công An mặc thường phục và mật thám tấn công vào nhà của tôi và đòi khám sét giấy tờ của bạn tôi. Công An đã dùng vũ lực bắt bạn của tôi và mang theo xe gắn máy của ông ấy, sau đó hơn 20 Công An thường phục đã đánh đập tôi ngay tại trước nhà. Tiếp theo là họ tiếp tục tra tấn tôi trong 6 tiếng liên tiếp. Công An đã tịch thu 2 điện thoại di động. Vâng, thân thể tôi bị tím bầm rất nhiều nơi.”

Những điều Bác sĩ Sơn nói đọng lại trong tâm trí tôi khi lái xe dọc theo những con đường tại Hà Nội. Hầu hết những con đường này không có đèn giao thông, và từng đàn xe gắn máy luân chuyển mà không đụng vào nhau. Tôi bám chặt và tưởng tượng là mình là một con cá đang bơi qua một kênh nước. Chúng tôi bơi qua vòng tròn qua đến phía bên kia.

Nhiều người mang khẩu trang để che bụi và khói từ giao thông, thỉnh thoảng những xe hơi vượt xuyên qua đám đông bấm còi để báo động phía trước nhường đường. Vài người mang nón lá làm bằng lá cọ để che nắng và mưa.

Tại đây không thiếu siêu thị với những cửa hàng đầy ắp đồ điện tử, gia dụng, nghệ thuật và thủ công. Một dollar đổi được 16 ngàn đồng.

Chuyến xe của tôi tốn 30 ngàn đồng – khoảng hai dollar. Chuyến xe hơi về khách sạn tốn 60 ngàn đồng. Một chuyến xe gắn máy đã quá đủ cho tôi. Tôi tiêu hết một trăm ngàn đồng cho một ly cà phê và một tô cơm chiên với xúc xích cho tôi, và một ly cà phê cho một anh bạn đồng nghiệp người Hoa Kỳ mà tôi tình cờ gặp.

Tổng thống Bush nói với Chủ Tịch nước Nguyễn Minh Triết: “Tôi đang đọc và học hỏi về đất nước của ngài. Bây giờ thì tôi được đích thân nhìn thấy sự sống động đang diễn ra tại Việt Nam. Đất nước của ngài như là một mãnh hổ trẻ, và tôi mong sẽ tiếp tục thúc đẩy sự thương mại song phương.”

Tổng Thống Bush đã gặp gỡ nhóm đặc nhiệm của Hoa Kỳ hiện đang tìm kiếm 1400 lính Hoa Kỳ đã mất tích trong chiến tranh. Ông đã ca ngợi lãnh đạo của Việt Nam với những tiến bộ tại Việt Nam, đồng thời nhẹ nhàng nhắc thêm về tiềm năng của Việt Nam có thể còn tiến xa hơn nữa.

Trong một tuyên bố chung, Hoa Kỳ và Việt Nam xác định:

“Chủ tịch Triết thông báo đến Tổng Thống Bush về những đạo luật và điều lệ về tự do tôn giáo sẽ được tiến hành trên toàn cõi Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo cũng công nhận tầm quan trọng của sự tiếp tục cải thiện trong phương diện đối thoại song phương về nhân quyền, và tái khẳng định rằng sự đối thoại sẽ được tiến hành một cách tổng quát, có tính cách xây dựng và hữu hiệu. Hai nhà lãnh đạo cũng bày tỏ sự mãn nguyện với tiến trình giải quyết những vấn đề tồn đọng của chiến tranh và đồng ‎ý rằng hai quốc gia sẽ hợp tác trên phương diện này. Chủ Tịch Triết tái khẳng định rằng chính quyền của ông sẽ tiếp tục hỗ trợ Hoa Kỳ tìm kiếm lính Hoa Kỳ mất tích tại Việt Nam qua sự hợp tác giữa hai quốc gia. Tổng Thống Bush cũng tái khẳng định sự đóng góp của Hoa Kỳ để tìm thông tin về những người lính Hoa Kỳ mất tích.”

Tuy nhiên, ông Dan, một nhà hoạt động nhân quyền từ Hoa Kỳ đã từ chối không cho biết tên thật của ông vì ông lo sợ sẽ có người nghe lén cuộc điện đàm của tôi với Dan, cho biết: “Những cải thiện từ chính quyền Việt Nam mà Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đề cập đến chỉ là một lời hứa của một chính quyền. Nếu ông nhìn lại những lời tuyên bố chung của giữa hai nhà lãnh đạo nói về việc sẽ thi hành những đạo luật, nhưng cho đến nay những đạo luật này vẫn chưa được thi hành.”

Một mặt khác, ông Dan nói: “Nếu nhìn vào Việt Nam trong vài tháng qua, ông sẽ thấy những gì mà chưa từng thấy trong nhiều năm. Hiện nay có một tổ chức tranh đấu cho dân chủ. Chúng tôi có một tuyên ngôn được k‎ý bởi hơn hai ngàn người. Về mặt tiêu cực: Vẫn chưa có đủ người mong muốn sự thay đổi vì họ sợ hãi. Nhưng ai lên tiếng đều bị mất việc làm. Gia đình của họ bị sách nhiễu, vài người trong số họ bị quản chế tại gia. Đó là những sự sách nhiễu tâm l‎ý đối với những người sẵn sàng lên tiếng.”

Những người như Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, đều mong đợi sự quan tâm của Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ mang lại lợi ích vượt xa hơn những trung tâm thương mại. Ông nói: “Trách nhiệm tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam là của nhân dân Việt Nam. Và tôi hiểu rằng mỗi quốc gia đều có quyền lợi riêng của nó. Tuy nhiên, Hoa Kỳ không phải là quốc gia chỉ duy nhất đặt quyền lợi kinh tế lên trên hết, mà Hoa Kỳ cũng là một quốc gia luôn bày tỏ một nền dân chủ cao độ trên thế giới. Trong khi rất nhiều người chỉ quan tâm về thương mại và tiền bạc, cũng còn có rất nhiều người quan tâm đến nền dân chủ trên thế giới.”

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn là một trong những người sẽ không ngần ngại khi lên tiếng: “Nhất định là không … những hành động tàn bạo của Công An sẽ không ngăn cản tôi trên con đường tôi đã chọn. Một khi chúng ta chọn con đường này thì sẽ hành động.”




Ghi Nhanh:

H: chị tên gì? TL: tôi tên Tuyết. H: chị bao nhiêu tuổi. TL: tôi 51. H: chị làm nghề gì? TL; tôi là giáo viên. H: hình như chị là người Bắc? TL: vâng, tôi quê gốc Hải Phòng. H: chị thích ông Bush hay ông Clinton? TL: tôi thích cả hai. (mấy chị đứng quanh đó hùa theo: cả hai ông, mỗi người một vẻ, ai cũng thích hết). H: các chị không bận bịu công việc hay sao mà ra cả đây đón ông Bush? TL: Tôi sáng nay không dạy, còn mấy chị này thất nghiệp. H; chị ra đây vì hiếu kỳ hay quan tâm. TL : tôi ra đây vì quan tâm, nhưng cũng có nhiều người ra vì hiếu kỳ nữa. H: chị có nghĩ việc ông Bush qua đây có đem lại ích lợi cho VN không? TL: có chứ, tôi nghĩ nước mình cần phải hội nhập với thế giới thì may ra mới khá nổi. chơi với Mỹ thấy sòng phẳng, quân tử và nhiều tiền (cười). H: chị có thích đi Mỹ không? TL: qua chơi thì thích, qua ở thì không thích. (một anh thanh niên gần đó chen vô: thích quá đi chứ. Bạn tôi còn lo chạy 30 ngàn đô la để làm kết hôn giả đi Mỹ định cư đây- tất cả cùng cười). H: giữa Mỹ Và Tquốc, các chị thích nguyên thủ nào hơn? TL: Thứ nhất là lâu lắm mới có TT Mỹ qua nên quan tâm. Thứ hai là Mỹ họ sòng phẳng, quân tử chứ không thâm và đểu như Tàu). Xin cảm ơn chị.

Những Tin Tức Không Vừa Lòng Đảng và Nhà Nước (CT30)

Activists reportedly hushed for APEC

Human rights advocates say police have monitored and attacked dissidents who might try to contact any of the 10,000 delegates and journalists visiting the country

AFP, HANOI - Sunday, Nov 19, 2006, Page 5

As Vietnam hosted its largest ever diplomatic gathering yesterday, dissidents said security forces had locked down the communist nation's pro-democracy movement with intimidation and violence.

The one-party regime running what is being hailed as Asia's next tiger economy has welcomed US President George W. Bush and leaders from China, Russia, Japan and across the APEC group.

But while the world has praised Vietnam's recent economic progress, human rights advocates and Vietnamese exile groups have condemned the Hanoi leadership for being stuck in the Dark Ages when it comes to civil liberties.

“I was beaten several times by the police on Friday,” said prominent dissident Pham Hong Son, a medical doctor freed in August after more than four years in jail on espionage charges for his pro-democracy Internet writings.

He said that security forces, who had stepped up surveillance around his Hanoi home in the lead-up to the summit, bundled him into a police van, took him to a station and assaulted him, before releasing him late in the evening.

“Mentally I am fine, but physically I am not. My arms, my neck and my shoulders are very sore,” he said, speaking with reporters by telephone.

“I will continue to do what I want to do and what I have done so far,” he vowed.

“I am ready to keep fighting for democracy in Vietnam,” he added.

Son is one of several dissidents who have been harassed by a regime eager to keep them silent while some 10,000 APEC delegates and journalists are in town, say Vietnamese exile groups in the US, France and Australia.

Vietnam's security forces, both uniformed and in plain clothes, have surrounded dissidents' homes and put up signs that say “No Foreigners” and “No Pictures,” said the Paris-based Action for Democracy in Vietnam.

“We are living in an unbearable atmosphere,” Son's wife, Vu Thuy Ha, said on Friday. “I am being followed. People are being stopped from visiting, including family members.”

Activists have also reported arrests this month in Ho Chi Minh City of members of the banned United Workers-Farmers Organization, and the committal of farmers' rights activist and lawyer Bui Thi Kim Thanh to a mental asylum for treatment.

Ahead of the Bush visit, the regime has moved to ease international concerns about human rights at a time when Washington is moving to fully normalize trade ties with Vietnam, which is joining the WTO this year.

Vietnam last week freed Thuong Nguyen Foshee, a dissident with US citizenship who had been held along with six other activists for more than a year, charged with terrorist activities for attempting to broadcast anti-governmental radio messages in the country.

Washington announced on Monday it had taken Vietnam off its blacklist of the world's worst offenders in repressing religious freedom.

But rights groups such as Amnesty International say hundreds of prisoners of conscience remain in Vietnam's jails -- a charge the regime denies, saying all the inmates are criminals.

The media watchdog Reporters Without Borders (RSF) said on Friday many of Vietnam's dissidents had been harassed for expressing their political views online or in underground newspapers.

“If the leaders attending the APEC summit, particularly George Bush, do not express themselves clearly on the serious failings in Vietnam in respecting freedom of expression, it would be an historic error,” said RSF.

“The economic development of Vietnam cannot be at the price of forgetting the still precarious state of press freedom.”

New York-based Human Rights Watch (HRW) also urged the leaders attending the APEC summit to pressure Vietnam to liberalize limitations on political and social life, and not just to focus on its economic growth.

“Vietnam's economic progress has rightfully earned the praise of donors,” HRW said in a statement this week.

“But APEC delegates shouldn't assume that those gains have translated into greater respect for human rights ... Vietnam's track record on basic human rights remains abysmal,” it added.


What the Scribes Didn't Write about VN

World News * Hanoi, Nov 20:

Most of the 2,000-plus international journalists who were here to cover the Asia Pacific Economic Cooperation (APEC) summit probably missed the real story of Vietnam: a nation going through an internal crisis.

While Vietnam is being lauded as an emerging economic tiger of Asia, behind that image is an array of chronic social and environmental problems seemingly impossible to resolve, according to New America Media.

Since the war ended in 1975, the country's population has more than doubled from 35 million to 84 million. Nearly two out of three Vietnamese are too young to have any direct memory of the Vietnam War. What they do have is a new longing for the west and its stuff.

Materialism is the new ideology. These days everyone needs a cell phone, a motorcycle, and if they can afford it, a flat screen TV and a laptop. Many would do anything to own new toys.

When Vietnam emerged from the Cold War, the forces of globalisation quickly swept through. The result is a country whose Confucian practices - modesty, frugality, respect - have been thrown out of the window, especially in urban areas.

Part of the cultural revolution taking place is a sexual one. Once known for its modesty and traditional practices, the abortion rate is around 1.5 million a year with many unwanted teenage pregnancies.

Statistics estimate that in only four years, a million people will be infected with HIV. Prostitution is rampant, with some NGOs estimating that there are more than 300,000 sex workers in the country. Many women are being trafficked overseas.

Vietnam accounts for 10 percent of women and children trafficking worldwide. According to UNICEF and Vietnam's Ministry of Justice as well as other groups, as many as 400,000 Vietnamese women and children have been trafficked overseas. It is a conservative estimate and doesn't account for mail-order brides - women sent to Taiwan and Korea to work in brothels.

According to the 'Victims of Trafficking and Violence Protection Act of 2000: Trafficking in Persons Report' released last year by the US State Department, Vietnam was classified as a 'tier two' country, meaning that the government 'does not fully comply with the minimum standards for the elimination of trafficking'.

For some, most worrying is the ongoing environmental degradation. In Vietnam, the word 'moi-truong' - environment - is still not a familiar one, let alone the term 'sustainable development'. While foreign journalists love to cover the old Agent Orange story, the real environment disaster for the country is how population pressure is causing the depletion of forests and pushing the ecosystem to the brink.

One out of three Vietnamese depend solely on forest and forest products for their living and the number is rising steadily, according to the United Nations Development Programme. Whereas the Vietnam War destroyed close to five million acres of forestland, 10 times that amount has been destroyed since.

Vietnam also experiences terrible floods each year that kill thousands, because there are far fewer trees in the central mountains and hills to absorb the monsoons.

As Vietnam's forests shrink, some of the world's rare species now face extinction, including three of the world's 10 mammals only recently discovered, the green peacock, the Java rhino, the barking deer, the Asian elephant and the rare Sao La ox. There is a lack of public awareness for the need for environmental protection, so conservation practices are rare and government policies ineffective.

Vietnam boasts a 7.5 percent GNP growth, second fastest to China. Economic development needs natural resources, but no one seems to have an answer as to what to do when the forests are gone. Economic progress does not create what the country needs - a civil society in which citizens can fully participate, steering the course of their collective future. This is only possible with real political reform, a multiparty system with true freedom of expression, something the Communist Party staunchly denies its population.

To prepare for the economic meeting, Hanoi was cleaned up for weeks. Protesting peasants and the homeless were packed off to a camp far outside Hanoi. Soldiers patrolled all quarters, especially the homes of well-known political dissidents under house arrests.

Hoang Minh Chinh, Le Hong Ha, Nguyen Thanh Giang, Pham Que Duong, Hoang Tien, Nguyen Khac Toan, Nguyen Van Dai, Le Thi Cong Nhan, Tran Khai Thanh Thuy, Nguyen Phuong Anh, Bach Ngoc Duong, Le Chi Quang are men and women of conscience and sorely needed to participate in discussions on Vietnam's future.


Seeking democracy in Vietnam

Local expatriates work to support a grass-roots movement for freedom and justice in their country


By Stephen Magagnini - Sacramento Bee Staff Writer

On Minh Thi's nightly talk show on TNT Vietnamese Radio in Sacramento, the sizzling topic is Vietnam's growing democracy movement -- and how Vietnamese Americans can help.

The grass-roots movement began April 8 in Ho Chi Minh City with a “Freedom Manifesto” signed by 118 priests, monks, retired officers, labor leaders, lawyers, doctors, teachers, journalists and others calling themselves Bloc 8406.

Since then, more than 2,000 people in Vietnam have signed the document calling for free elections, freedom of speech and religion, the release of political prisoners, the end of unfair labor practices and government corruption that has seized thousands of acres of farmland for development.

The backbone of the movement is thousands of Vietnamese expatriates who have signed the manifesto and are helping finance and distribute Vietnam's first independent news- paper, Freedom of Speech.

The 4,000- circulation paper, an alternative to Vietnam's 600 government-controlled papers, has asked the Vietnamese people to boycott the 2007 elections unless the communist government allows independent candidates to compete fairly, said Sacramento activist Hung Tran.

“If people boycott the election, the communists cannot lie to the world,” he said.

Tran, a former captain in the South Vietnamese air force, said activists are emboldened because of President Bush's visit to Vietnam for the Asian Pacific Economic Cooperation Summit (APEC) this weekend and Vietnam's efforts to seek more favorable trade nation status under the World Trade Organization.

“The eyes of the world are on the regime. They need international support, so the people of Vietnam know the regime can't repress them like before,” said Tran, one of 50 Sacramento democracy activists who have joined the movement.

Tran and other expats are lobbying hard in U.S. Congress and the international court of public opinion for true democracy in Vietnam.

Twenty-eight activists bought space in the Washington Post for an open letter to Bush that said: “Vietnam is classified as one of the most corrupt countries in the world -- the most corrupt people are high-ranking members of the Vietnamese Communist Party themselves.

“You have said many times that spreading democracy is one of your great goals. ... We hope therefore you will use your forthcoming visit to encourage the Communist leaders of Vietnam to adopt real democracy” and repeal Article 4 of the Vietnamese constitution, which gives them absolute power.

The Vietnamese Consulate in San Francisco did not respond to a faxed list of questions on the movement, but one consular officer, Lam Le, remarked, “I don't know why these crazy people are acting like that.”

On Sacramento's TNT (“Talk Native Tongue”) radio show Tuesday night, Tran and other local activists said, “This is the first time an underground democracy movement has surfaced as a direct challenge to the Hanoi regime.”

Diem Huong Pham, 55, editor of Sacramento's bilingual BN Magazine, said she feels “for young Vietnamese who don't have schools to go to, or are sold as sex slaves to other countries. We have to move strongly to take back the country.”

TNT's Thi, a radio name for Dr. Chan Tran, said thousands of displaced people staged daily protests in Hanoi's May Xuan Thuong Park.

Activists report that demonstrators in the park were cleared out this week, and the government is trying to block movement leaders from communicating with the outside world.

Activist Nguyen Chinh Ket, who signed the letter to Bush, said he is the co-chair of the Alliance for Democracy and Human Rights in Vietnam -- an umbrella organization that includes several grass-roots parties, including Bloc 8406.

Nguyen, a philosophy professor, said Wednesday that the U.S. State Department Web site suggests human-rights abuses are lessening in Vietnam, which has released some political prisoners in the past year.

“That is just a mirage created by the Vietnamese government,” he said from Vietnam in a phone interview. “Dissidents like myself have basically been put under house arrest.”

Through an interpreter, he said his computers have been confiscated and he was interrogated “12 hours straight for three weeks until I refused and said, 'I don't care what you do to me.'
“More and more Vietnamese are joining the struggle every day,” said Nguyen, 54.

“More than 80 percent of the 83 million Vietnamese live in the countryside,” Nguyen said. “They have not benefited at all from Vietnam's economic progress -- the gap between haves and have-nots is a lot more than it was 10 years ago.”

Thousands of farmers have had their lands seized by corrupt officials who pressure them to sell cheaply and resell the land at huge profits to developers, Nguyen said. “Unless the government takes some action to resolve these issues, we predict in the very near future these people will stand up.”
So will factory workers “whose working conditions have deteriorated, and they've been oppressed by foreign factory owners while the government does nothing at all,” Nguyen said.

“In the past, there was no close relationship between intellectuals and workers,” he said, but now they have joined forces.

Vietnamese expats, “especially those in California, have played a very important role in this democracy movement,” Nguyen said. “One of the main tactics of the totalitarian government is to cut down on your livelihood -- activists like me have been barred from working, and expats have helped us a lot with financial support.

“Those in California have also played an important role in lobbying governments in the West -- our lives have been secured because Western governments and media know of the movement. Five or 10 years ago, people like me would have been put in jail and killed immediately without any knowledge at all.

“We realize freedom is not free,” Nguyen said. “We will achieve freedom through our struggles and with our lives.”


Harper urges human rights progress in talk with Vietnam's PM

CBC News

Prime Minister Stephen Harper raised a number of human rights issues Friday during a meeting with Vietnam's prime minister ahead of the APEC summit.

Harper began his discussion with Nguyen Tan Dung by describing Canada's growing trade relationship with Vietnam, one of Asia's fastest growing economies.

“This has been my first trip to this part of the world,” Harper told his counterpart. “I do have a brother that has been involved in business in Vietnam, so I am aware of the growing business co-operation between the two countries.”

The two leaders sat side by side in the Vietnamese prime minister's office, adorned with scarlet rugs, immense white chandeliers and a giant bust of late president Ho Chi Minh.

Canadian officials said the tone of the talks shifted during the private portion as Harper brought up as many as 10 cases of Vietnamese people who were harassed or jailed for their political or religious beliefs.

Vietnam's Communist leaders have been criticized for their religious persecution, particularly of Buddhists and Christians and a crackdown on press freedoms.

Harper told Nguyen that economic openness goes hand in hand with social and political freedoms.

“While recognizing that the country has progressed, there remains areas where it's possible to progress more, and that's what the prime minister underlined today,” Gabriel Lessard, Canada's ambassador to Vietnam, told reporters.

A meeting between Harper and Chinese President Hu Jintao remained up in the air Friday.

Harper's spokeswoman, Sandra Buckler, said he is open to meeting with Chinese officials, who said they didn't appreciate “irresponsible meddling” in their internal affairs.

On Wednesday, Canadian officials said China rejected a private meeting because of Ottawa's criticisms of its human rights record and a case involving a Chinese-Canadian man being held prisoner.

However, on Thursday, a Chinese diplomat told a news conference the two leaders would meet.

20 tháng 11, 2006

APEC Việt Nam - Một Kết Toán

Bản Tin số 5: Bên Lề APEC
20.11.2006
Trần Ngọc Hà


Khách chưa về hết, sự khác biệt giữa nước đăng cai năm nay và các năm trước đã hiện rõ nét, từ Hà Nội đến Sài Gòn. Mối lo âu lớn nhất của Ban Tổ Chức lần này không phải làm sao để ngăn chận những đe dọa khủng bố từ bên ngoài nhưng lại là làm sao để bịt miệng 80 triệu người dân Việt Nam từ bên trong.

Từ nhiều tháng trước, công an đủ màu (đen, xanh, vàng, "chìm") tung ra vô số đợt "giải quyết" lề đường bằng cách bắt hết dân oan khiếu kiện ném về quê quán; bắt hết trẻ em bụi đời ném vào trại giam; bắt hết những người không nhà ném ra ngoại ô; v.v... Trong tuần lễ APEC nỗ lực này càng gia tăng và chuyển sang truy lùng những ai dám có ý định phản đối Nhà Nước CSVN trước thế giới, đặc biệt là các nhóm tôn giáo dự trù biểu tình vào sáng chủ nhật 19.11 tại Văn Phòng 2 Chính Phủ trên đường Lê Duẫn, Sài Gòn.

Giữ trật tự...hay sợ biểu tình ?

Một khối lượng lớn công an đủ màu, đủ loại cấp bậc cũng được sử dụng vào việc canh giữ các Nhà Dân Chủ, những người dám vạch trần sự thật đằng sau bức tranh mà chế độ đang ra sức tô vẽ. Ít nơi cư trú của Nhà Dân Chủ nào có dưới 20 công an bao vây. Có trường hợp lên đến hơn 50 người, chia làm nhiều vòng đai, có khi chỉ cách cửa nhà người bị canh vài mét. Vẫn chưa an tâm, trong trường hợp của Bác sĩ Phạm Hồng Sơn và Luật sư Lê Thị Công Nhân, công an trắng trợn mang ổ khóa đến khóa luôn cổng nhà, sau khi biết những biện pháp trấn áp họ, kể cả việc hành hung bác sĩ Sơn tại đồn công an, đều thất bại. Ðường dẫn vào nơi cư trú của các Nhà Dân Chủ bất ngờ được dựng lên các bảng hiệu bằng ngoại ngữ "Cấm chụp hình", "Khu vực cấm", "Cấm đi qua", v.v...

Đủ loại công an trước ngõ nhà Bs Phạm Hồng Sơn
(Hình trích từ mạng Ý Kiến)

Cấm chụp hình! Cấm người nước ngoài!

Chính những hành động đầy tính cuống cuồng, bí lối, và phi pháp của công an Nhà Nước đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới báo chí quốc tế. Nhiều phóng viên đã tìm cách liên lạc, phỏng vấn, và tường thuật về nỗ lực của những người đang đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam. Ngược lại, bất chấp các biện pháp ngăn chặn ngặt nghèo, nhiều Nhà Dân Chủ Việt Nam đã dũng cảm tiếp xúc với các ký giả ngoại quốc và công khai trả lời về tình trạng nhân quyền đang bị chà đạp bởi chế độ độc tài CSVN hiện tại. Ðáng kể nhất là những chuẩn bị để tổ chức cuộc họp báo ngay tại Sài Gòn giữa một số Nhà Dân Chủ và các phóng viên ngoại quốc.

Tại điểm này, điều có thể kết luận là công an CSVN đã thất bại trong ý đồ bịt miệng 80 triệu người Việt Nam trong tuần lễ APEC. Hơn thế nữa, các sự kiện vừa xảy ra trong tuần qua cũng đánh dấu một bước tiến triển lớn và tốt đẹp, cả về mặt niềm tin lẫn kỹ thuật, giữa các lực lượng dân chủ Việt Nam trong và ngoài nước.

Trên nền tảng này, công cuộc đấu tranh đòi Tự Do, Dân Chủ, Ða Nguyên và Nhân Quyền của dân tộc Việt Nam chắc chắn sẽ thăng tiến trong những ngày tháng tới. Trong những giờ phút nguy nan, đã và có thể sẽ còn xảy ra sau APEC, sự hỗ trợ cao quí và tinh thần liên đới của các lực lượng dân chủ cùng đồng bào đang sống ở nước ngoài là nguồn sức lực vô giá cho từng Nhà Dân Chủ nơi đây.

Trần Ngọc Hà
Biên tập viên báo Canh Tân
Tổng hợp và tường trình từ Việt Nam

Bất Chấp Công An Ngăn Chận, Các Nhà Dân Chủ Vẫn Họp Báo Với Phóng Viên Ngoại Quốc

Bản Tin số 4: Bên Lề APEC
19.11.2006
Trần Ngọc Hà

Vào 8 giờ tối Chủ nhật ngày 19.11, một cuộc họp báo đã được dự trù tổ chức tại khách sạn Sheraton, Sài Gòn giữa đại diện các Nhà Dân Chủ Việt Nam và báo giới ngoại quốc. Mặc dù bị 8 công an theo sát, ông Đỗ Nam Hải, đại diện Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam, vẫn lên đường đến cuộc họp báo. Khi biết không thể hù dọa được, công an quyết định bắt ông đưa về phòng Công An Quận Phú Nhuận. Cùng lúc đó, Giáo sư Nguyễn Chính Kết cũng bất chấp khoảng 20 công an đang bao vây quanh nhà và lên đường đến nơi họp báo. Nhưng ông vừa ra khỏi nhà thì lập tức khoảng 6 công an nhào đến ép buộc ông vào nhà. Sau đó, đại diện công an khu vực ra lệnh miệng cấm Giáo sư Kết ra khỏi nhà ngoại trừ những buổi đi "làm việc" với công an.

Tưởng như thế đã đủ để "bịt miệng" các Nhà Dân Chủ, giới cầm quyền CSVN không ngờ cuộc họp báo vẫn diễn ra qua hình thức điện đàm. Mặc dù chỉ được thông báo các biến chuyển vào phút chót, nhiều phóng viên nước ngoài đã cố vượt nhiều trở ngại để nối vào cuộc họp báo điện tử này, mà trở ngại lớn nhất là điện thoại bị cắt sóng liên tục. Vào giờ chót phóng viên của CNN Radio, báo LA Times và các hãng thông tấn AFP, Reuters đã nối kết được với các đại diện Dân Chủ là Giáo sư Nguyễn Chính Kết ở Sài Gòn và Luật sư Lê Thị Công Nhân tại Hà Nội. Riêng Ks Đỗ Nam Hải không thể tham dự được vì vẫn còn bị bắt giam tại đồn công an Phú Nhuận với xác suất rất cao là đã bị tịch thu điện thoại di động.

Nhiều câu hỏi đã xoáy vào tình trạng công an bao vây và ngay cả xiềng khóa nơi ở của các Nhà Dân Chủ cho thấy sự chú tâm của công luận thế giới về tình trạng đàn áp các nhà dân chủ tại VN, đặc biệt là vụ việc công an hùa đánh tập thể Bác sĩ Phạm Hồng Sơn hôm thứ sáu vừa qua và việc chặn bắt Kỹ sư Ðỗ Nam Hải hôm nay.

Về nhu cầu cao nhất hiện nay của lực lượng Dân Chủ tại Việt Nam, Luật sư Lê Thị Công Nhân trả lời rằng: "Trên hết và trước hết phải tranh đấu cho quyền tự do báo chí và tự do thông tin". Theo bà, đây là căn bản đưa đến các quyền khác của con người. Và mọi người Việt Nam đều có thể góp phần phá vỡ sự bưng bít thông tin của chế độ.

Về hoạt động của Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền, Giáo sư Nguyễn Chính Kết cho biết nỗ lực lớn nhất hiện nay là tạo sự liên kết giữa mọi người, mọi nhóm, mọi đoàn thể có cùng mục tiêu đấu tranh đòi đa nguyên đa đảng, và muốn thay thế chế độ độc tài toàn trị hiện nay bằng một thể chế dân chủ thông qua hình thức đấu tranh ôn hòa bất bạo động.

Về thông điệp nhắn gởi đến Tổng Thống Bush, Giáo sư Nguyễn Chính Kết cho biết lực lượng Dân Chủ VN thiết tha kêu gọi Tổng Thống Bush hãy công khai ủng hộ dân tộc Việt Nam, ủng hộ cuộc đấu tranh vô cùng chính đáng của dân tộc VN để giành lại các quyền con người và xây dựng một thể chế dân chủ trên đất nước này.

Phần cuối của cuộc họp báo xoay quanh những nỗ lực tổ chức cuộc biểu tình phản đối đàn áp tôn giáo, dự trù diễn ra hồi 10 giờ sáng cùng ngày tại Văn Phòng Chính Phủ 2 trên đường Lê Duẫn, Sài Gòn. Ngay trong lúc cuộc họp báo đang diễn ra, điện thoại của phóng viên hãng thông tấn Reuters đã bị cắt ngang.

Cũng cần biết thêm là từ phía công an, thù lao phụ trội cho những công an thường phục có nhiệm vụ canh gác cẩn mật nơi ở của các nhà đấu tranh cho dân chủ được chia cấp như sau: Trưởng toán: 1 triệu đồng/ngày; toán viên: 150.000$/ngày.

Trần Ngọc Hà
Biên tập viên báo Canh Tân
Tổng hợp và tường trình từ Việt Nam

19 tháng 11, 2006

Công An Ruồng Bắt Hàng Trăm Người Tổ Chức Biểu Tình tại Sài Gòn

Bản Tin số 3: Bên Lề APEC
19.11.2006
Trần Ngọc Hà

Ngày 19.11, khuôn mặt Sài Gòn biến sắc từ lúc có tin Tổng thống Mỹ George W. Bush sẽ đến đây lúc 10 giờ tối hôm nay và sẽ tạm trú tại khách sạn New World trên đường Phạm Hồng Thái. Tất cả cư dân dọc đường từ phi trường Tân Sơn Nhất về tới New World đều được lệnh công an cấm ra khỏi nhà trước và sau giờ đó. Bà con bán hàng rong quanh khu vực khách sạn Tân Thế Giới được lệnh công an nghỉ "kiếm sống" trong thời gian các phái đoàn ngoại quốc lưu trú tại đây.

Hồi 10 giờ sáng cùng ngày, một cuộc biểu tình được dự trù diễn ra trước Văn Phòng 2 Chính Phủ, số 7 đường Lê Duẫn, Sài Gòn, gần Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ và khu Thảo Cầm Viên. Khoảng 200 dân oan từ nhiều tỉnh lặn lội bằng nhiều ngả khác nhau, kể cả những đường vòng từ An Giang qua biên giới Tây Nam, đã cố gắng tụ tập về đây đấu tranh đòi tự do tôn giáo và đòi trả lại tài sản của Phật Giáo Hòa Hảo. Ban tổ chức dự trù có cả những tín hữu Tin Lành đến từ khắp vùng chung quanh Thành Phố để đòi quyền thờ phượng Thượng Đế chung với nhau tại các Nhà Nguyện. Hầu hết bà con đã chuẩn bị biểu ngữ, áo mặc mang hai màu xanh-trắng với những dòng chữ phản đối chính sách đàn áp tàn bạo của nhà cầm quyền. Cuộc biểu tình được dự tính sẽ diễn ra trong không khí ôn hòa, bất bạo động.

Tuy nhiên, trên đường đến nơi tụ họp, một số người dẫn đầu đã bị công an ruồng bắt. Riêng ông Trần Thanh Hiền và bà Trần Thị Thúy đã bị công an tỉnh Đồng Tháp và Sài Gòn phối hợp lùng bắt và đánh đập dã man hồi nửa đêm 18.11. Vì thiếu những người điều động và phối hợp, cuộc biểu tình đã không thể diễn ra như đã định. Các phóng viên ngoại quốc chỉ có thể phỏng vấn ông Trương Văn Đức, người vận động và tổ chức cuộc biểu tình, qua điện thoại, đặc biệt phóng viên của tờ Chicago Tribune và hãng thông tấn Reuter đã đặt nhiều câu hỏi quanh sự việc. Ông Đức cho biết rất thất vọng về quyết định của chính quyền Mỹ khi họ rút tên CSVN ra khỏi danh sách các quốc gia cần quan ngại về đàn áp tôn giáo. Ông cho rằng những điều Tổng thống Mỹ tuyên bố nhân dịp tham dự thánh lễ ở Hà Nội sáng nay chỉ mang tính ngoại giao. Tín đồ Hòa Hảo và các tôn giáo khác tại Việt Nam mong đợi chính quyền Hoa Kỳ và các cộng đồng thế giới gia tăng áp lực thực sự lên nhà cầm quyền VN để trước tiên họ phải trả tự do cho hàng ngàn tín đồ các tôn giáo đang bị giam cầm hoặc quản thúc hiện nay, và phải tôn trọng các cam kết về tự do tôn giáo mà họ đã ký kết với thế giới.

Trần Ngọc Hà
Biên tập viên báo Canh Tân
Tường trình từ Việt Nam

18 tháng 11, 2006

Bản Tin số 2: Bên Lề APEC

18.11.2006
Trần Ngọc Hà

Ngày 10.11, tại nhà tù Ba Sao - Hà Nam, tình hình sức khỏe của nhà báo Nguyễn Vũ Bình vẫn chưa khả quan. Huyết áp chưa hạ. Thuốc men chưa có. Càng nguy kịch hơn là chứng rối loạn tiêu hóa mãn tính của ông bị tái phát liên tục.


Ks Đỗ Nam Hải và Gs Nguyễn Chính Kết vẫn nhận được lệnh triệu tập lên đồn công an hàng ngày, phần lớn là lệnh miệng, qua điện thoại.


Sóng Biển Đông - Welcome to APEC 14.

Ngày 11.11, tất cả bà con khiếu kiện ở Hà Nội bị công an lùng sục tập trung về một nơi gọi là “tạm trú”, bị bắt khai lý lịch để sau đó, buộc các tỉnh-thành liên hệ cho người ra Hà Nội ký nhận và tải bà con về quê quán. Trong lần ruồng bắt này, số lượng công an tập họp rất đông, sục sạo ráo riết nhưng, trước ống kính của một số phóng viên ngoại quốc, đã không ra tay đánh đập bà con như những lần rồi.


Một thủ đô, hai hình ảnh đón chào APEC

Ngày 13.11, hàng rào “an ninh APEC” xiết chặt. Dân oan khiếu kiện tan hàng. Những người hỗ trợ cho dân oan như anh Kim, anh Dương, chị Thông, chị Dung... đều bị chính quyền giam lỏng tại nhà, bị nghe lén điện thoại và hăm dọa ngặt nghèo.

Ngay trước căn hộ của nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, Ls Lê Thị Công Nhân, Ls Nguyễn Văn Đài, Ts Nguyễn Thanh Giang, nhà báo Trần Khải Thanh Thủy... đều có một số công an canh chừng. Trước nhà ông Nguyễn Khắc Toàn và bà Trần Khải Thanh Thủy có cắm biển “No Foreigner” (cấm người nước ngoài lai vãng). Trước nhà ông Nguyễn Thanh Giang cũng mới xuất hiện một trạm công an ngăn chận người lạ.

Nơi ở của Ls Lê Thị Công Nhân được tăng cường một trạm công an hơn 10 người ở ngay chân cầu thang. Quy chế hiện nay của Ls Lê Thị Công Nhân là “4 không, 1 thúc”: 1, Không được đi ra khỏi nhà. 2, Không được dùng điện thoại dưới bất kỳ hình thức nào. 3, Không được gặp gỡ bất kỳ ai đặc biệt là người nước ngoài. 4, Không được tập trung đông người tại gia. 5, Chính thức bị quản thúc tại gia. Công an còn thuê một phòng ngay cạnh căn hộ của chị để đặt các thiết bị hướng vào nhà chị ghi âm, và phá sóng điện thoại của cả gia đình!

Đến chiều cùng ngày, các biển cấm “No Foreigner” được đổi thành “Restricted Area – No Passing” (Khu vực hạn chế-Cấm vượt qua). Hầu như tất cả nơi cư trú của các nhà dân chủ ở Hà Nội đều bị đặt máy phá sóng điện thoại.

Ngày 14.11, một số thân nhân của Thượng tọa Thích Thiện Minh đã bị công an Bạc Liêu bức bách ngay sau khi TT vừa rời bến xe Bạc Liêu đi Sài Gòn. Tỉnh ủy viên Nguyễn Tâm Chiến, Trưởng Ban tuyên giáo tỉnh, và cán bộ Ngô Đoàn Nguyễn đã dẫn chứng bức tâm thư của TT kêu gọi thành lập Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam cùng Bản Dự thảo điều lệ và Thư thỉnh nguyện thư của Hội Ái Hữu gởi các Nguyên thủ tham dự Hội nghị APEC, sau đó hăm dọa rằng: “sẽ họp dân lên án, đấu tố TT nhằm đưa đi cải tạo giam giữ tiếp tục”.


Nhiệt liệt chào mừng... Với bảng chỉ đường tiến lên XHCN.

Ngày 15.11, một số người bị bắt và bị khép tội rải truyền đơn ở Q6, Q11 và ở Đồng Nai. Một trong những người này là ông Đoàn Văn Khuyên (thương phế binh).

Ngày 16.11, Một nhân vật chỉ đạo của tổ chức Đoàn Kết Công Nông (vẫn còn giữ kín danh tính) có 3 người con nhỏ bị công an bắt, chưa biết giữ ở đâu, mục đích là để tạo áp lực.

Anh Hoàng Huy Chương bị bắt. Anh Nguyễn Tấn Hoành bị truy nã.

Cùng ngày, không khí Hà Nội trở nên cực kỳ khẩn trương. Những xe tải bọc vải bố chở công an cơ động trang bị ngập răng hụ còi inh ỏi khắp phố. Các khách sạn 5 sao và khu vực Mỹ Đình bỗng chốc biến thành những công sự, pháo đài đang ứng chiến. Tiểu liên xếp báng và máy bộ đàm xuất hiện nơi nơi. Không thể phân biệt được ai là dân ai là công an chìm, nếu không nhìn những ánh mắt rực lửa.

Các con ngõ hiền từ mọi ngày bỗng dưng được cắm biển viết tiếng Anh: Cấm Vượt Qua, Cấm Chụp Ảnh, Khu Vực Cấm, Cấm Người Nước Ngoài.... bao quanh là những hàng rào công an sắc phục và thường phục, với vũ khí hiện đại là các máy phá sóng điện thoại di động. Đó là các con ngõ dẫn vào nơi cư ngụ của những người từng có bài viết về những lộ trình cất cánh cho đất nước mà không một tờ báo chính quy nào trong nước dám đăng. Đó là nơi tịch thu những máy ảnh vừa nháy. Đó cũng là nơi xua đuổi những phóng viên hiếu kỳ.

Tất cả đều vì một hội nghị thượng đỉnh ngàn năm một thuở VN được đăng cai tổ chức. Tất cả đều đang lăm lăm mời chào các phái đoàn nước ngoài nếm mùi “tự do dân chủ có định hướng” của nước chủ nhà.


Vẫn nhiệt liệt chào mừng...

Ngày 17.11, Bs Phạm Hồng Sơn đi mua thức ăn sáng cho gia đình, bị công an Hà Nội giữ lại không cho ra khỏi nhà. Ông Sơn đòi coi lệnh, công an bảo là không có lệnh giấy, chỉ làm theo lệnh mồm của cấp trên. Dân chúng tụ lại chung quanh nghe cuộc tranh luận giữa đôi bên về cách áp dụng luật pháp cực kỳ tùy tiện của nhà nước.

Cùng ngày, Ks Đỗ Nam Hải và Gs Nguyễn Chính Kết lại nhận được lệnh triệu tập lên đồn công an số 4 Phan Đăng Lưu, phường 14, quận Bình Thạnh. Giấy triệu tập do thượng tá CA Lê Hồng Hà ký, yêu cầu hai ông gặp cán bộ Thịnh. Nội dung làm việc: Hỏi về quan hệ mới nhất với ông Trần Khuê. Được biết hai ông Ks Hải và Gs Kết đã được Gs Trần Khuê mời đến nhà dự một đám giỗ trong gia đình mấy ngày trước đó.

Ông Trần Anh Kim cũng cho biết tình hình các nhà tranh đấu ở Thái Bình cũng rất căng thẳng mấy ngày nay. Nhà ông bị phá sóng liên tục, khiến ông không thể liên lạc điện thoại với ai được, không thể trả lời phỏng vấn...

3 giờ trưa cùng ngày, Bs Phạm Hồng Sơn có 1 người bạn đến nhà thăm viếng. Hơn 30 công an lập tức bao vây và tra xét giấy tờ từng người. Người bạn của ông Sơn bị bắt giữ. Ông Sơn phản đối. Trung tá công an A42 Trần Minh Cường hét to: “Bắt lấy nó!”. Đám công an xô đến đánh đập, trói tay Bs Phạm Hồng Sơn giải về đồn. Tại đây, nhiều công an đã đồng loạt và luân phiên đánh đập ông Sơn cách dã man, đồng thời buông lời nhục mạ ông đến nước “không còn một ngôn từ nào để diễn tả”, như lời ông kể lại. A42 dự trù nhốt ông Sơn đến hôm sau, nhưng tới gần nửa đêm thứ Sáu thì thả ông ra về, chỉ vài tiếng đồng hồ trước khi các nguyên thủ chính thức vào họp.

Cùng ngày, khi phóng viên ngoại quốc phỏng vấn một số nhà dân chủ, thường chỉ sau vài phút là có một giọng nữ chen vào: “Cuộc điện đàm của quý vị không thể tiếp tục. Xin quý vị vui lòng....”. Sau đó là mất sóng. Hóa ra, mọi phóng viên ngoại quốc đều được khuyến khích mua các Simcard "chính quy" từ Ban Thông Tin APEC.

Ngày 18.11: Tin sau cùng: 11:40 trưa nay, cổng nhà của Bs Phạm Hồng Sơn và một số nhà đấu tranh cho dân chủ ở Hà Nội đã bị công an ràng dây xích khóa trái từ bên ngoài. Bs Sơn, chị Vũ Thúy Hà và 2 con trai nhỏ: không một ai bên trong có thể ra khỏi cổng, kể cả trong trường hợp hỏa hoạn.

Trần Ngọc Hà
Biên tập viên báo Canh Tân
Tổng hợp và tường trình từ Việt Nam

Bs. Phạm Hồng Sơn bị đánh tập thể tại đồn Công An

Bản Tin Cập Nhật Tình Trạng các Nhà Dân Chủ Việt Nam

Bs. Phạm Hồng Sơn bị đánh tập thể tại đồn Công An

Tình trạng bao vây, canh giữ ngặt nghèo các Nhà Dân Chủ tại Việt Nam tiếp tục diễn ra trong không khí căng thẳng bao trùm cả Hà Nội. Công an mặc đồng phục và thường phục đóng chốt ngày đêm trước nhà và cho xe lưu động phá sóng điện thoại cầm tay quanh những vùng có các Nhà Dân Chủ cư trú.

Trầm trọng nhất, vào lúc 3 giờ chiều thứ sáu ngày 17/11/2006, khi bác sĩ Phạm Hồng Sơn phản đối việc công an chặn xét 1 người bạn can đảm đến nhà ông thăm viếng, trung tá Nguyễn Minh Cương thuộc Công An A42 ra lệnh cho thuộc cấp nhào vào đánh đập, trói tay, và ném bác sĩ Sơn lên xe chở về đồn.

Ngay khi về tới đồn, hàng chục tên công an nhào vào đánh tập thể bác sĩ Sơn giữa tiếng la hét, thúc giục và nhục mạ của các sĩ quan chỉ huy họ. Cảnh thô bạo này kéo dài mãi đến 11giờ 30 tối mới chấm dứt khi chúng phải thả bác sĩ Sơn ra vì sợ tin lọt ra bên ngoài trước giờ khai mạc APEC và một số nguyên thủ quốc gia có thể tẩy chay không tham dự Hội Nghị.

Tại Sài Gòn, hai nhà dân chủ khác là Đỗ Nam Hải và Nguyễn Chính Kết mới hôm nay đã nhận giấy triệu tập lên đồn công an cho thứ hai, ngày 20/11/2006, tức ngay sau Hội Nghị APEC khi các phóng viên nước ngoài đã rút đi.

Xin khẩn báo và kính mong các cơ quan truyền thông tiếp tay loan truyền đến mọi giới đồng bào và chính phủ các nước tự do, đặc biệt là những nước đang tham dự Hội Nghị APEC.

Trần Ngọc Hà
Biên tập viên báo Canh Tân
Tường trình từ Việt Nam

05 tháng 10, 2006

Chào Mừng Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam (CT29)

Ngày 16 tháng 10 năm 2006 vừa qua, Nhóm Chủ Trương Báo Canh Tân đã nhận được bản "Tuyên Bố Thành Lập Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Đấu Tranh Vì Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền Cho Việt Nam (Gọi tắt là Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam) trong niềm hân hoan phấn khởi.

Trước hết, toàn thể anh chị em trong Nhóm Chủ Trương Báo Canh Tân nhiệt liệt chào mừng sự hình thành của Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam, một tập hợp liên kết được những lực lượng, những cá nhân có chung một lý tưởng chấm dứt độc tài bất công để xây dựng một xã hội đa nguyên công bằng và một chế độ dân chủ nhân bản.

Đó là giấc mơ chung của toàn thể dân tộc Việt Nam từ ngàn đời nay. Để thực hiện giấc mơ này, dân tộc ta đã bao phen đấu tranh gian khổ, bất chấp hiểm nguy, sẵn sàng hi sinh tất cả cho nghiệp lớn. Tính chất của các cuộc đấu tranh đầy chính nghĩa này không mang nặng hận thù, không mang tính giai cấp, không bị chi phối bởi những khác biệt về tuổi tác, giới tính, địa phương, sắc tộc hay tôn giáo. Nó mang tính kiên trì và kiên quyết. Dù cường quyền bạo lực cũng không nao núng lòng dân. Dù lời ngon tiếng ngọt cũng không thay đổi lập trường. Dân ta là thế. Lịch sử là thế. Một bước không đổi, một ly không rời xa mục tiêu thực hiện giấc mơ dân chủ, thực hiện nguyện vọng canh tân của dân tộc.

Đoàn kết là sức mạnh. Dân tộc ta đã chứng minh trên mỗi trang sử Việt. Nhiều ví dụ, nhiều hình ảnh đã được truyền tụng từ đời này sang đời khác để con cháu Rồng Tiên không quên tình đoàn kết. Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Người ta có thể bẻ gãy một chiếc đũa, nhưng khó ai có thể bẻ gãy cả bó đũa... Kẻ cầm quyền độc tài, toàn trị rất khiếp sợ tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Chúng tìm mọi cách để ngăn chặn không cho dân ta đoàn kết lại được với nhau. Chúng tung ra những đòn ly giám để người này nghi kỵ người kia. Chúng dùng bạo lực để đập tan mọi mầm mống kết đoàn, mọi kế hoạch kết hợp. Chúng thấm nhuần câu "chia để trị". Vì thế, nói đoàn kết là một chuyện nhiều người có thể làm được, nhưng thực hiện tinh thần đoàn kết một cách tự nguyện, tự do, quy tụ được những người cùng lý tưởng, cùng khát vọng, cùng ý chí là một quá trình gian nan và đòi hỏi lòng dũng cảm.

Để có thể tác động lên tình hình Việt Nam, để có thể canh tân, thay thế chế độ độc tài toàn trị của đảng CSVN bằng một chế độ dân chủ, nhân quyền và nhân bản, cần có nhiều hình thức kết đoàn, nhiều hình thức liên minh, liên kết. Hội Nghị Diên Hồng dưới đời Nhà Trần là một hình thức đoàn kết trong lịch sử. Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam được hình thành là một hình thức đoàn kết của ngày hôm nay.

Thiết nghĩ, dù là chủ trương đấu tranh ôn hòa, bất bạo động thì "thế" liên minh dân tộc quả đúng là cái thế đấu tranh hữu hiệu nhất hiện nay. Trước một chế độ độc tài toàn trị như chế độ CSVN, với chính quyền và phương tiện quốc gia hùng mạnh, không một cá nhân nào, không một tổ chức hay đảng phái nào riêng lẻ có thể một mình tiến hành cuộc cách mạng canh tân đất nước được. Liên kết, liên hợp, liên minh, kết hợp nhiều cá nhân, đoàn thể chính trị, tôn giáo, sắc tộc vv... thành những lực lượng đấu tranh thì mới tạo nên thế đối trọng với cường quyền cộng sản.

Sự hình thành Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam đánh dấu một bước tiến mang tính chiến lược trong cuộc đấu tranh của toàn dân ta nhằm chấm dứt chế độ độc tài toàn trị, đặt nền tảng để xây dựng một tương lai tươi đẹp cho Việt Nam. Nỗ lực giới thiệu, vận động của những người chủ xướng trong những tháng qua đã đạt được nhiều kết quả khả quan với sự đồng tình ủng hộ hoặc tham gia của những nhân vật đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam và trên thế giới, tiêu biểu cho nhiều xu hướng chính trị, xã hội tại Việt Nam. Bước tới, Nhóm Chủ Trương Báo Canh Tân thiết nghĩ, cần phải có sự tham gia công khai của các tổ chức, chính đảng, đoàn thể, tôn giáo, sắc tộc. Như thế mới mới có thể gọi là Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Đấu Tranh Vì Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền Cho Việt Nam. Có như thế thì tập đoàn cầm quyền mới e sợ. Nếu chỉ là những cá nhân, dù là những cá nhân này là các bậc lãnh đạo các đoàn thể, chính đảng đấu tranh cho dân chủ từ nhiều năm qua, thì cũng không tạo được động lượng lớn cho công cuộc đấu tranh dân chủ hóa đất nước.

Chắc chắn với lập trường, quan điểm nêu trong Bản Tuyên Bố Thành Lập ngày 16/10/2006, Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam sẽ nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhiều chính đảng, tổ chức, đoàn thể, tôn giáo... trong và ngoài nước. Sau khi Bản Tuyên Bố được phóng đi, chỉ ít giờ sau, Báo Canh Tân đã nhận được bản Tuyên Bố Ủng Hộ của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng mang chữ ký của ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch Đảng, từ nước ngoài gửi về. Bản tuyên bố có đoạn viết: "Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (Đảng Việt Tân) nhiệt liệt tán đồng quan điểm trong sáng vì dân tộc và phương thức đấu tranh rất quyết liệt nhưng cũng rất nhân bản của Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam". Đảng Việt Tân cũng xác định như sau: "Đảng Việt Tân, trong tinh thần tổ quốc trên hết, hân hạnh cùng đứng chung vai với các lực lượng, đảng phái, đoàn thể và các cá nhân, để cùng đấu tranh cho tương lai tươi sáng của đất nước, dưới bóng cờ Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam". Câu này rõ ràng nói lên sự tham gia Liên Minh của Đảng Việt Tân.

Cũng trong chiều hướng này, ngày 18/10/2006, Báo Canh Tân cũng vừa nhận được BẢN LÊN TIẾNG Của Các Tổ Chức Người Việt Hải Ngoại Ủng Hộ Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam. Bản lên tiếng mang chữ ký của quý vị có tên sau đây: Gs Nguyễn Ngọc Bích, Chủ Tich Nghị Hội Người Việt Toàn Quốc Hoa Kỳ; Bs Nguyễn Quốc Quân, Chủ Tịch Tổ Chức Quốc Tế Yễm Trợ Cao Trào Nhân Bản; Bs Nguyễn Xuân Vinh, Chủ Tịch Cộng Đồng Việt Nam, Nam California; Ks Đỗ Như Điện, Điều Hợp Viên, Phong Trào Giáo Dân V.N. Hải Ngoại; Ks Nguyễn Ngọc Anh, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Arizona. Nội dung bản lên tiếng nêu rõ: "Thứ nhất, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ các mục tiêu và đường lối đấu tranh của Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam; Thứ hai, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương bất bạo động của Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam; và Thứ ba, chúng tôi nguyện triệt để ủng hộ những yêu sách chính đáng của Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam vì Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền của 85 triệu đồng bào tại quê nhà và khắp nơi trên thế giới".

Rất mong trong những ngày tiếp sẽ có sự tham gia của đông đảo đồng bào cũng như các tổ chức trong và ngoài nước tham gia.

Được biết, từ khi Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam ra đời, chế độ độc tài toàn trị CSVN đã huy động các lực lượng công an của họ để sách nhiễu, bắt giữ, điều tra, lục soát tư gia những nhà đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam. Theo một bản tin do Nhóm Phóng Viên Dân Chủ Sài Gòn đánh đi ngày 18/10/2006 thì vào lúc 9 giờ ngày 15/10/2006, các ông Đỗ Nam Hải, Nguyễn Chính Kết và bà Nguyễn Thị Phương Thi đã bị công an bắt tại quán ăn "Vườn Nhà Ai", địa chỉ số 3, Đường Hoàng Minh Giám – Quận Phú Nhuận, Sài Gòn, khi 03 anh chị em đang hội luận, góp ý cho bản dự thảo Thành lập Liên Minh Dân Tộc, và chuẩn bị đến thăm Bs Nguyễn Đan Quế. Các vị này đã bị công an chất vấn về Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam. Bản tin viết tiếp: "Theo một nguồn tin đáng tin cậy cho biết sắp tới Ông Đỗ Nam Hải sẽ tiếp tục phải làm việc với Cục Bảo Vệ Chính Trị 4, Tổng Cục an Ninh, Bộ Công An, số điện thoại: 08.8989669, vì liên quan đến liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền do Ông Đỗ Nam Hải là Thành Viên sáng lập và là người chấp bút soạn thảo cương lĩnh Liên Minh Dân Tộc dựa trên những chứng cứ công an, thu thập được trong CPU cá nhân của Ông Đỗ Nam Hải...".

Qua những phản ứng sơ khởi của công an, người ta có thể đánh giá được tác động của sự hình thành Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam lên Đảng và Nhà Nước. Từ đầu năm nay, đã xảy ra nhiều biến cố quan trọng trong công cuộc đấu tranh dân chủ hóa đất nước. Thoạt đầu là "Lời Kêu Gọi Cho Quyền Tự Do Thông Tin Ngôn Luận" của 4 vị linh mục Công Giáo ra ngày 20/2/2006. Tiếp theo đó, vào ngày 8/4/2006, Bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam với 118 chữ ký lúc đầu, rồi sau đó đã có hàng ngàn người trong và ngoài nước minh danh ký tên. Những nhà dân chủ này đã tập trung thành một khối mang tên Khối 8406. Tiếp đó là sự ra đời một số "báo chui". Báo Canh Tân đã nhiệt liệt chào mừng tờ bán nguyệt san "Tự Do Ngôn Luận" do Linh Mục Chân Tín làm Tổng Biên Tập, ra số đầu tiên ngày 15/4/2006; đến nay đã ra được 13 số liên tục. Báo "Tự Do Dân Chủ" do nhà văn Hoàng Tiến làm Tổng Biên Tập, ra số đầu tiên ngày 2/9/2006 và đến nay đã ra được đến số 2. Báo "Tổ Quốc" mới ra số 1 ngày 15/9/2006 với thành phần ban biên tập gồm các nhà dân chủ trong và ngoài nước.

Song song, đã xuất hiện một số chính đảng ngay tại trong nước. Ngày 9/5/2006, ông Nguyễn Phương Anh đã ra thông báo thành lập "Đảng Dân Chủ Bách Việt" do ông làm chủ tịch. Vào ngày 1/6/2006, ông Hoàng Minh Chính đã công khai tuyên bố "khôi phục sinh hoạt Đảng "Dân Chủ Việt Nam". Ngày 8/9/2006 Đảng "Thăng Tiến Việt Nam" đã ra đời tại Việt Nam. Đảng này hiện được lãnh đạo bởi một Ban Đại Diện Thành Lập Đảng, đứng đầu là ông Nguyễn Phong, phát ngôn viên là LS Lê Thị Công Nhân và đã có những văn phòng đại diện tại nước ngoài và nhiều quốc gia trên thế giới. Cũng nên nhắc là ngày 1/1/2005, Đảng "Dân Chủ Nhân Dân" đã ra đời và đúng 1 năm sau, ngày 1/1/2006, Đảng "Vì Dân" cũng đã được thành lập với tờ báo "Hoa Mai". Cùng với sự xuất hiện của các đảng chính trị, phải nói đến sự hình thành của các tập hợp thanh niên. Tập hợp thanh niên thứ nhất quy tụ các học sinh đang du học tại nước ngoài. Đó là "Tập Thể Thanh Niên Dân Chủ" đã do anh Nguyễn Tiến Trung thành lập ngày 8/5/2006. Tuy mới thành lập, song anh Nguyễn Tiến Trung và Chị Hoàng Lan đã có những hoạt động rất sôi nổi tại hải ngoại, gây sự chú ý của các cộng đồng người Việt từ Âu sang Mỹ và cả chính giới nước ngoài. Tập hợp thanh niên thứ nhì thành lập ngày 7/9/2006 tại Hà Nội là "Nhóm Thanh Niên Sơn Hà"; nhóm trưởng là anh Vương Quốc Hoài.

Với những điều kiện rất khó khăn ở trong nước, luôn luôn bị sự truy bức của chính quyền độc tài cộng sản, với bộ máy công an không từ bất cứ một phương cách nào, dù dã man, dù trái luật đến đâu, sự xuất hiện hàng loạt các đảng chính trị và các tập hợp thanh niên đấu tranh cho dân chủ đã chứng tỏ được quyết tâm cao, chứng tỏ được lòng dũng cảm mãnh liệt, chứng tỏ được ý chí sắt đá lá phải chấm dứt chế độ độc tài để xây dựng nền dân chủ nhân bản cho đất nước Việt Nam.

Có những tập thể chính trị, có những lực lượng thanh niên, chưa đủ, cần phải có sự kết hợp, liên minh, phối hợp nhịp nhàng trong cuộc đấu tranh toàn diện có sự tham gia của quảng đại quần chúng. Ngày nay, Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam, một hình thức liên minh dân tộc, đã được hình thành. Liên minh dân tộc cần quy tụ được: các đảng phái chính trị, các tổ chức thanh niên, sinh viên, các tổ chức tôn giáo, các tổ chức ngành nghề, các cộng đồng địa phương, các cộng đồng sắc tộc...

Báo Canh Tân xin tình nguyện gia nhập Liên Minh và dùng phương tiện truyền thông của mình để đóng góp trong công cuộc chấm dứt độc tài, xây dựng dân chủ, canh tân đất nước Việt Nam.

Nhóm Chủ Trương Canh Tân