22 tháng 11, 2006

Hình Ảnh Hà Nội: Tự Do Mua Bán (CT30)

Mark Silva * The Chicago Tribune's Washington Bureau

Hà Nội – Tôi chạy xe gắn máy dọc trên đường thuộc trung tâm của người Pháp tại Hà Nội. Đây là địa điểm của thuộc địa Pháp mà chính họ đã phải trả giá đau đớn cho một bài học mà Hoa Kỳ trải qua hơn 20 sau đó về tinh thần ái quốc của người Việt.

Ba thập niên từ khi Hoa Kỳ, trước đó là người Pháp, rời quốc gia này, người Cộng Sản đã khám phá lợi ích của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Hà Nội tràn ngập với thương mại và là nền kinh tế phát triển nhanh nhất tại Á Châu. Tuy nhiên, nhà cầm quyền vẫn quản chế gắt gao tự do cá nhân, giới hạn tự do tôn giáo và tư do ngôn luận. Trước khi khởi hành, tôi đã nói chuyện với một nhà tranh đấu cho dân chủ đã từng bị ở tù hai năm và hai năm bị quản chế tại gia vì đã dịch tài liệu của Hoa Kỳ về dân chủ, và ông đã cho biết là ngày hôm qua đã bị lôi ra khỏi nhà và bị đánh đập.

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn cho tôi biết qua điện thoại sáng nay: “Một người bạn của tôi cũng là bác sĩ đến thăm tôi. Lúc đó, khoảng mười Công An mặc thường phục và mật thám tấn công vào nhà của tôi và đòi khám sét giấy tờ của bạn tôi. Công An đã dùng vũ lực bắt bạn của tôi và mang theo xe gắn máy của ông ấy, sau đó hơn 20 Công An thường phục đã đánh đập tôi ngay tại trước nhà. Tiếp theo là họ tiếp tục tra tấn tôi trong 6 tiếng liên tiếp. Công An đã tịch thu 2 điện thoại di động. Vâng, thân thể tôi bị tím bầm rất nhiều nơi.”

Những điều Bác sĩ Sơn nói đọng lại trong tâm trí tôi khi lái xe dọc theo những con đường tại Hà Nội. Hầu hết những con đường này không có đèn giao thông, và từng đàn xe gắn máy luân chuyển mà không đụng vào nhau. Tôi bám chặt và tưởng tượng là mình là một con cá đang bơi qua một kênh nước. Chúng tôi bơi qua vòng tròn qua đến phía bên kia.

Nhiều người mang khẩu trang để che bụi và khói từ giao thông, thỉnh thoảng những xe hơi vượt xuyên qua đám đông bấm còi để báo động phía trước nhường đường. Vài người mang nón lá làm bằng lá cọ để che nắng và mưa.

Tại đây không thiếu siêu thị với những cửa hàng đầy ắp đồ điện tử, gia dụng, nghệ thuật và thủ công. Một dollar đổi được 16 ngàn đồng.

Chuyến xe của tôi tốn 30 ngàn đồng – khoảng hai dollar. Chuyến xe hơi về khách sạn tốn 60 ngàn đồng. Một chuyến xe gắn máy đã quá đủ cho tôi. Tôi tiêu hết một trăm ngàn đồng cho một ly cà phê và một tô cơm chiên với xúc xích cho tôi, và một ly cà phê cho một anh bạn đồng nghiệp người Hoa Kỳ mà tôi tình cờ gặp.

Tổng thống Bush nói với Chủ Tịch nước Nguyễn Minh Triết: “Tôi đang đọc và học hỏi về đất nước của ngài. Bây giờ thì tôi được đích thân nhìn thấy sự sống động đang diễn ra tại Việt Nam. Đất nước của ngài như là một mãnh hổ trẻ, và tôi mong sẽ tiếp tục thúc đẩy sự thương mại song phương.”

Tổng Thống Bush đã gặp gỡ nhóm đặc nhiệm của Hoa Kỳ hiện đang tìm kiếm 1400 lính Hoa Kỳ đã mất tích trong chiến tranh. Ông đã ca ngợi lãnh đạo của Việt Nam với những tiến bộ tại Việt Nam, đồng thời nhẹ nhàng nhắc thêm về tiềm năng của Việt Nam có thể còn tiến xa hơn nữa.

Trong một tuyên bố chung, Hoa Kỳ và Việt Nam xác định:

“Chủ tịch Triết thông báo đến Tổng Thống Bush về những đạo luật và điều lệ về tự do tôn giáo sẽ được tiến hành trên toàn cõi Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo cũng công nhận tầm quan trọng của sự tiếp tục cải thiện trong phương diện đối thoại song phương về nhân quyền, và tái khẳng định rằng sự đối thoại sẽ được tiến hành một cách tổng quát, có tính cách xây dựng và hữu hiệu. Hai nhà lãnh đạo cũng bày tỏ sự mãn nguyện với tiến trình giải quyết những vấn đề tồn đọng của chiến tranh và đồng ‎ý rằng hai quốc gia sẽ hợp tác trên phương diện này. Chủ Tịch Triết tái khẳng định rằng chính quyền của ông sẽ tiếp tục hỗ trợ Hoa Kỳ tìm kiếm lính Hoa Kỳ mất tích tại Việt Nam qua sự hợp tác giữa hai quốc gia. Tổng Thống Bush cũng tái khẳng định sự đóng góp của Hoa Kỳ để tìm thông tin về những người lính Hoa Kỳ mất tích.”

Tuy nhiên, ông Dan, một nhà hoạt động nhân quyền từ Hoa Kỳ đã từ chối không cho biết tên thật của ông vì ông lo sợ sẽ có người nghe lén cuộc điện đàm của tôi với Dan, cho biết: “Những cải thiện từ chính quyền Việt Nam mà Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đề cập đến chỉ là một lời hứa của một chính quyền. Nếu ông nhìn lại những lời tuyên bố chung của giữa hai nhà lãnh đạo nói về việc sẽ thi hành những đạo luật, nhưng cho đến nay những đạo luật này vẫn chưa được thi hành.”

Một mặt khác, ông Dan nói: “Nếu nhìn vào Việt Nam trong vài tháng qua, ông sẽ thấy những gì mà chưa từng thấy trong nhiều năm. Hiện nay có một tổ chức tranh đấu cho dân chủ. Chúng tôi có một tuyên ngôn được k‎ý bởi hơn hai ngàn người. Về mặt tiêu cực: Vẫn chưa có đủ người mong muốn sự thay đổi vì họ sợ hãi. Nhưng ai lên tiếng đều bị mất việc làm. Gia đình của họ bị sách nhiễu, vài người trong số họ bị quản chế tại gia. Đó là những sự sách nhiễu tâm l‎ý đối với những người sẵn sàng lên tiếng.”

Những người như Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, đều mong đợi sự quan tâm của Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ mang lại lợi ích vượt xa hơn những trung tâm thương mại. Ông nói: “Trách nhiệm tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam là của nhân dân Việt Nam. Và tôi hiểu rằng mỗi quốc gia đều có quyền lợi riêng của nó. Tuy nhiên, Hoa Kỳ không phải là quốc gia chỉ duy nhất đặt quyền lợi kinh tế lên trên hết, mà Hoa Kỳ cũng là một quốc gia luôn bày tỏ một nền dân chủ cao độ trên thế giới. Trong khi rất nhiều người chỉ quan tâm về thương mại và tiền bạc, cũng còn có rất nhiều người quan tâm đến nền dân chủ trên thế giới.”

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn là một trong những người sẽ không ngần ngại khi lên tiếng: “Nhất định là không … những hành động tàn bạo của Công An sẽ không ngăn cản tôi trên con đường tôi đã chọn. Một khi chúng ta chọn con đường này thì sẽ hành động.”




Ghi Nhanh:

H: chị tên gì? TL: tôi tên Tuyết. H: chị bao nhiêu tuổi. TL: tôi 51. H: chị làm nghề gì? TL; tôi là giáo viên. H: hình như chị là người Bắc? TL: vâng, tôi quê gốc Hải Phòng. H: chị thích ông Bush hay ông Clinton? TL: tôi thích cả hai. (mấy chị đứng quanh đó hùa theo: cả hai ông, mỗi người một vẻ, ai cũng thích hết). H: các chị không bận bịu công việc hay sao mà ra cả đây đón ông Bush? TL: Tôi sáng nay không dạy, còn mấy chị này thất nghiệp. H; chị ra đây vì hiếu kỳ hay quan tâm. TL : tôi ra đây vì quan tâm, nhưng cũng có nhiều người ra vì hiếu kỳ nữa. H: chị có nghĩ việc ông Bush qua đây có đem lại ích lợi cho VN không? TL: có chứ, tôi nghĩ nước mình cần phải hội nhập với thế giới thì may ra mới khá nổi. chơi với Mỹ thấy sòng phẳng, quân tử và nhiều tiền (cười). H: chị có thích đi Mỹ không? TL: qua chơi thì thích, qua ở thì không thích. (một anh thanh niên gần đó chen vô: thích quá đi chứ. Bạn tôi còn lo chạy 30 ngàn đô la để làm kết hôn giả đi Mỹ định cư đây- tất cả cùng cười). H: giữa Mỹ Và Tquốc, các chị thích nguyên thủ nào hơn? TL: Thứ nhất là lâu lắm mới có TT Mỹ qua nên quan tâm. Thứ hai là Mỹ họ sòng phẳng, quân tử chứ không thâm và đểu như Tàu). Xin cảm ơn chị.

Không có nhận xét nào: