Hương Cốm
Từ khi có luật Lao động năm 1995, đến giữa tháng 4 năm 2006 này đã có 1,250 cuộc đình công. Theo luật thì các cuộc đình công đều không xảy ra đúng trình tự, thủ tục quy định. Bộ luật lao động hiện hành quy định người lao động ít nhất phải “đi qua 4 bước, trong 20 ngày và tuân thủ 7 điều kiện”. Đó là những điều kiện rất phi lý mà người lao động không thể có.
Ngày xưa khi đảng cộng sản mới ra đời, lấy việc đình công làm vũ khí, xúi giục công nhân đình công, đập phá máy móc và đưa ra các yêu sách chính trị kinh hãi. Nay có được chính quyền, họ đưa ra những điều kiện và luật lệ phức tạp ràng buộc, đẩy người lao động đến chỗ không có lối thoát và luẩn quẩn không thể thực hiện quyền của mình. Người lao động bị Đảng dùng quyền lực của mình để xây những bức tường vây lại, ngăn chặn thông tin và cả ánh nắng mặt trời.
Nhưng tức nước thì vỡ bờ
Trong khi kinh tế Việt Nam đang phát triển và chi phí đang tăng lên, mức lương tối thiểu của người Lao động trong khu vực đầu tư nước ngoài bị giảm từ 50 USD (1995) xuống còn 30 USD (2006). Người lao động ngày càng bị vắt kiệt và đảng cộng sản đứng ra bảo kê việc đó thông qua tổ chức công đoàn trực tiếp nằm dưới sự lãnh đạo của đảng. Công đoàn là quốc doanh và ăn lương của chủ lao động. Bởi vậy công đoàn hiện nay là người vệ sỹ, tên gác cổng cho tập đoàn tư bản đỏ.
Kinh tế cần những cái bắt tay và những cuộc mặc cả
Đảng nói “chúng tôi hy sinh quyền lợi con dân mình, chúng tôi sẽ không cho đình công và để mặc cho các ông vắt kiệt sức họ, hút đi sinh khí của họ, đánh thức họ lúc 6h sáng và đừng trả họ về với những xa lộ đầy bụi vào lúc 9h đêm với những ánh mắt vô hồn, bạc nhược. Đổi lại, các ông đầu tư vào đây, ông có đất đai, có nguồn lao động rẻ, có cơ chế, ông lãnh phần chung chi với chúng tôi, ông kêu gọi những thằng khác vào nữa để chúng ta cùng chia nhau ăn, và để chúng tôi mở mày mở mặt với thế giới. Để đảng chúng tôi có thể tự hào”.
Người lao động cũng vậy. Họ cần sự thương lượng và thỏa hiệp.
Thế nhưng, họ luôn luôn là người yếu thế và vũ khí cuối cùng của họ chỉ còn là sức lao động. Mặc dù cho chồng con còn đói, bố mẹ già còn ốm đau bệnh tật và bao nhiêu nhu cầu khác, họ vẫn quyết định đình công. Trong thời khắc quan trọng của cuộc đình công, họ không hề có người đại diện. Họ chỉ biết đứng co cụm lại với nhau, xiết chặt tay, truyền cho nhau lòng tự tin vừa mới run rẩy nảy mầm.
Dự luật sửa đổi có gì mới và ngưòi lao động có thể đòi được những gì ?
Thứ nhất: Dự luật vẫn cấm đình công từ các tranh chấp tập thể về quyền, mà chỉ muốn đưa những quyền đình công trong những tranh chấp về lợi ích. Điều đó có nghĩa là một lần nữa nhà nước muốn phân chia rõ quyền về chính trị của công nhân lao động và lợi ích của họ. Công nhân lao động chỉ được đòi những tranh chấp liên quan đến lợi ích chứ không phải liên quan đến quyền dân sự và chính trị. Dự thảo luật cấm đình công từ các tranh chấp tập thể về quyền nhưng trên 90% các cuộc đình công vừa rồi đều xuất phát từ tranh chấp lao động tập thể về quyền. Nếu quy định như thế thì nó lại là một đòn trừng phạt trở lại người lao động đang bị thiệt thòi nhiều nhất.
Đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Hồng Khanh cho rằng chỉ cho đình công khi tranh chấp lao động về lợi ích là ''không hợp lý, không thực tế và có một cái gì đó rất gò ép và hạn chế quyền đình công của người lao động''. Người lao động không cô đơn. Những đại biểu quốc hội có lương tri, những đảng phái trong nước và ở nước ngoài vẫn đứng cạnh các bạn.
Thứ hai: đảng cố tình đánh giá sai vai trò của người lao động hiện nay. Hiện nay đảng cộng sản không còn là đại diện của giai cấp công nhân lao động nữa, họ cũng từ lâu không phải là đại diện của Dân tộc Việt Nam. Họ chỉ là một đám lưu manh, tham nhũng và hoạt động theo kiểu Mafia. Thế mà đảng vẫn tự mình bảo “là đội tiên phong của giai cấp công nhân, là đại diện trung thành cho quyền lợi của giai cấp công nhân”. Đó là một lời nói dối trơ trẽn và đáng bị vạch mặt chỉ tay.
Những nô lệ xưa kia được coi là vật sở hữu. Bởi vậy người chủ của nô lệ thường vỗ béo và chăm sóc họ phòng khi nếu có bán đi thì cũng được giá. Ngày nay, đảng cộng sản Việt Nam, thông qua các chính sách của mình, dung túng cho những người chủ coi công nhân lao động như công cụ. Công nhân lao động bị tăng ca, làm vào những ngày lễ, chỗ làm việc chật hẹp, thiếu không khí, thiếu ánh sáng, thức ăn thiếu dinh dưỡng… Người lao động bị vắt chanh bỏ vỏ, bị gạt ra ngoài lề, bị cô lập trong đói nghèo và bất bình đẳng. Họ bị vắt kiệt sức mình và để cuối cùng, bị đảng tước luôn vũ khí tự vệ duy nhất của công nhân. Đó là quyền đình công.
Trong dự thảo, đảng còn giành cho mình quyền lãnh đạo đình công thông qua công đoàn. Quy định này cũng bị các đại biểu quốc hội phản đối. Thực tế người lao động có quyền cử ra các đại diện của mình để đối thoại, đàm phán và mặc cả với giới chủ mà không cần vai trò của công đoàn, vì công đoàn chưa bao giờ đứng ra tổ chức và lãnh đạo được một cuộc đình công nào cả. Họ là cái bắt tay giữa đảng và giới chủ.
Thứ ba: Đình công là vấn đề trực tiếp của chính người công nhân lao động với chính phủ và sau đó là với đảng. Các cuộc đình công của công nhân lao đông đã làm rung chuyển Hà Nội và sẽ còn nhiều cuộc đình công khác nữa sẽ làm nổ tung chế độ nửa người nửa ngợm này. Ngày xưa khi đảng cộng sản lãnh đạo các công nhân cảng Ba son, mỏ than Hồng Gai, đóng tàu Bến Thủy… đã gây được những áp lực lên chính quyền thực dân Pháp. Ngày nay việc làm của CNLĐ cũng đang làm lung lay chế độ Hà Nội. Đó là một cuộc đấu tranh hoàn toàn chính đáng và lẽ phải thuộc về người lao động. Chính người lao động làm nên của cải vật chất cho xã hội và sẽ là lực lượng canh tân đất nước.
Thứ tư: Chính phủ đã quy định một mức lương tối thiểu thấp để làm khổ người lao động và ve vãn bọn tư bản nước ngoài, nhưng thực ra lương thấp chắc gì đã thu hút được vốn đầu tư nước ngoài vì những quốc gia phát triển lương công nhân rất cao vẫn có thể thu hút đầu tư nước ngoài rất tốt.
Vấn đề quan trọng hơn là luật pháp, thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng, con người... Tham nhũng là yếu tố lớn nhất làm mất đầu tư hiện nay. Nhà đầu tư đã bỏ ra biết bao nhiêu tiền bạc để chung chi, lót tay cho các quan chức của đảng nên sau đó các ông chủ này đã quay lại bóc lột công nhân. Thực ra chính là đảng đang bóc lột người lao động một cách gián tiếp.
Người lao động đang đứng bên nhau, và đang trở thành một nhóm xã hội vững chắc. Chúng tôi là thiểu số đại biểu quốc hội có lương tri, là những người yêu tự do dân chủ hoạt động cho các đảng phái khác nhau từ khắp nơi ở trong cũng như ngoài nước, sẽ sát cánh cùng các bạn cất lên tiếng nói đập tan áp bức, đem phú cường cho người Việt Nam.
Đến cuối năm 2006 Quốc hội lại xem xét một lần nữa dự luật, bởi vậy từ nay đến cuối năm, người lao động phải tổ chức thật nhiều cuộc đình công để đòi quyền lợi của mình và giành lợi thế tại nghị trường. Chúng ta hãy cùng nhau đấu tranh để bảo vệ không chỉ cho mình mà cho tầng lớp người lao động Việt Nam. Ta có thể đình công để đòi hỏi những điều kiện sau:
- Đình công đòi cải thiện điều kiện làm việc như về giờ làm, phương tiện, chỗ ngồi, ánh sáng, dinh dưỡng bữa ăn, phụ cấp lao động; đòi nâng mức lương tối thiểu cao hơn nữa vì giá cả leo thang quá nhiều.
- Đình công đòi mua bảo hiểm đầy đủ và đúng luật, được khám y tế định kỳ.
- Đình công đòi những tranh chấp tập thể về quyền như thành lập công đoàn của mình, họp nhóm, hội hè, trao đổi thông tin, chứ không chỉ tranh chấp về lợi ích.
- Đình công đòi quyền đình công cả ngoài phạm vi doanh nghiệp để khi doanh nghiệp đóng cổng thì cuộc đình công vẫn hợp pháp và có thể tràn ra đường;
- Đòi có quyền tham gia vào bộ phận giám sát thực hiện luật lao động, đòi được quyền thành lập hội, tổ nhóm người lao động tự nguyện.
- Đòi được thương lượng trực tiếp giữa đại diện của người lao động với giới chủ; chứ không phải là công đoàn, chính quyền và giới chủ.
- Đòi được xây dựng nhà ở tạm, nhà lưu trú cho công nhân và tiến hành các biện pháp đăng ký; đòi được bảo vệ khỏi sự côn đồ của công an đi vòi tiền tạm trú.
- Đòi hỏi phải được thông tin, có báo chí độc lập, là tiếng nói của người lao động chứ không phải của tổ chức chính quyền và tổng liên đoàn;
- Đình công để chống tham nhũng, chống độc tài, đồng thời bày tỏ sự cổ vũ cho những đại biểu quốc hội vì quyền lợi của người lao động đã lên tiếng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét