05 tháng 5, 2005
30 Năm Trong Vũng Lầy Ảo Tưởng (CT12)
30 năm trôi qua. Mới ngày nào cả nước bừng bừng lên cơn sốt trong những ngày đầu của Thống Nhất: đã hết rồi những tháng ngày Trường Sơn gian khổ, hết rồi nỗi lo ngay ngáy sinh Bắc tử Nam, hết rồi niềm đau thân thể tổ quốc bị cắt lìa bởi dòng sông Bến Hải. “Thắng giặc Mỹ ta xây dựng bằng 10 hôm nay”, lời nói một thời của Hồ Chủ tịch đã làm nức lòng lớp lớp thanh niên xung phong mang trong mình hành trang tư tưởng Thép Đã Tôi Thế Đấy của Nicôlai Ôxtơrốpxki lao đầu vào công cuộc xây dựng lại đất nước hòa bình. “Cánh cửa đi vào kỷ nguyên mới của Việt Nam mở rộng với chiến thắng ngày 30-4-1975 - Một ngày đong bằng nhiều thế kỷ hy sinh. Chiến thắng sẽ không dừng lại trong phạm vi giải quyết một cuộc chiến tranh mà từ chiến thắng, số phận khác của Việt Nam nổi lên như một nối tiếp lịch sử. Không làm cho Việt Nam vẻ vang từ chiến thắng là có lỗi với dân tộc, với quá khứ và tương lai...”. Niềm hưng phấn của ông Trần Bạch Đằng trong cái ngày lịch sử ấy đã nâng cấp cho những cái loa đầu đường tranh nhau hô hào sự nghiệp mới. Thế là những chiếc khăn quàng đỏ tung tóe ra đường làm nghĩa vụ công an. Thế là những tổ dân phố mải miết họp thâu đêm về các kế hoạch phòng gian bảo mật, trong thời bình. Cuối tháng 5 năm 75, ông Lê Duẫn vào Sài Gòn, ngay sau khi tuyên bố “Chiến tranh chấm dứt, không có kẻ thắng người bại” là chiến dịch học tập cải tạo được mở cửa để lùa hết những kẻ được gọi là ngụy quân, ngụy quyền vào chốn tù lao. Tại trung ương trong cơn say men chiến thắng, một cuộc chiến mới được lên khuôn. Ông Đỗ Mười hồ hởi phấn khởi lên đường vào Nam khai mào chiến dịch dẹp tư sản mại bản và công thương nghiệp tư doanh, xóa sạch sành sanh mọi ranh giới giàu nghèo bằng kế hoạch đổi tiền từng đợt, bằng những xe bít bùng hàng đêm xúc người thả xuống những cánh rừng hoang sơ kinh tế mới. Để mở rộng vòng tay hòa hợp hòa giải cho mọi thành phần dân tộc, ông Võ Văn Kiệt, ông Mai Chí Thọ tung ra chiến dịch vượt biên bán chính thức dưới danh nghĩa hồi hương cho người Việt gốc Hoa. Mỗi người 15 cây vàng. Dưới khẩu hiệu “tất cả cho sự nghiệp xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa, cho một Việt Nam bằng 10 lần 1975”, chỉ trong vòng 10 năm sau thống nhất, cả triệu người miền Nam ở tuổi 20 đến 40, lứa tuổi sung sức nhất phải khăn gói vào nhà tù cải tạo, góp sức làm no muỗi mòng. Hàng triệu trí thức, thương gia, giáo dục, khoa học... thành công trong xã hội tư bản trở thành tay trắng trên núi rừng kinh tế mới, trên đường vượt biên hay trong các trại tị nạn. Mười năm nổi bật một tầng lớp chiến thắng, giàu có và dư giả quyền lực trong vai trò đầy tớ nhân dân: Đảng Cộng sản Việt Nam. Mười năm, chôn vùi một tầng lớp bại trận, nghèo nàn về trí tuệ, cạn kiệt với đời sống trong vai trò làm chủ đất nước: Nhân dân Việt Nam.
30 năm trôi qua. ông Võ Văn Kiệt lên tiếng: “Lịch sử cũng như cuộc sống, cái đúng, cái sai nói một lần người ta hiểu, nói hai ba lần người ta im lặng, nhắc lại quá mức cần thiết thì có thể gây ra sự phản cảm. Trong khi đó theo tôi, chúng ta vẫn còn biết bao nhiêu điều cần nói, biết bao việc cần làm”. Cái điều cần nói mà ông không chịu nói là tài khoản 370 triệu đô la Mỹ trong ngân hàng nước ngoài của ngài cựu thủ tướng, là vụ tham nhũng nhiều triệu đô la trong công trình xây dựng đường dây tải điện 500KV Bắc Nam. 30 năm trước ông Lê Duẫn “nắm tay đưa lên cao, giọng đầy cảm xúc, nói: Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai”. 30 năm sau, ông Võ Văn Kiệt tuyên bố: “tôi thấy không phải dễ dàng làm cho mọi người Việt Nam cảm nhận được điều đó”. Câu trả lời tại sao không thể dễ dàng thì cả nước điều biết và tất cả quan chức lãnh đạo đều biết. Và tất cả cũng đều biết rằng đó chỉ là một màn bi hài kịch những tưởng phải được kéo màn từ nhiều năm trước.
30 năm trôi qua, nhân dân Việt Nam phải tiếp tục sống trong vũng lầy ảo vọng của những kẻ có tài cầm súng nhưng ngu dốt trong công cuộc xây dựng đất nước. Điều bất hạnh cho dân tộc ta là những người này vừa là những thiên tài kịch gia vừa có khả năng đàn áp và khủng bố một đa số quần chúng một cách tinh vi không thua bất kỳ một hôn quân phong kiến nào trong lịch sử nhân loại. Nhưng lịch sử là một chuỗi dài lặp lại của những chân lý bất di bất dịch: Bất kỳ một chế độ nào không đáp ứng được lòng dân, chế độ đó sẽ phải sụp đổ. Ảo mộng nào cho dù kéo dài bao lâu rồi cũng có ngày tỉnh thức. Lúc đó, ánh ban mai sẽ rọi sáng trên quê hương Việt Nam, không phải bằng những tuyên truyền mị dân của những bộ xương thần tượng được đánh bóng của Đảng và Nhà nước, mà bằng sự bừng tỉnh của nhân dân nhận ra rằng tương lai và vận mệnh của cả dân tộc không thể nào nằm trong tay một thiểu số độc tài đảng trị.
Nhóm chủ trương Canh Tân
Tham Nhũng Tại Việt Nam, Thực Trạng Và Giải Pháp (CT12)
Lệ Trân
Tham nhũng giống như một dịch bệnh, nó xuất hiện trong mọi xã hội và có sức tàn phá ghê gớm từ kinh tế, văn hóa, chính trị đến làm suy đồi đạo đức của bất cứ hệ thống chính trị nào. Điều khác nhau giữa các quốc gia là có giữ được dịch này dưới mức giới hạn và kiểm soát được chúng hay không. Lần theo lịch sử nước nhà, tham nhũng từng xuất hiện rất sớm, nó đã được phản ảnh qua các câu tục ngữ “Nén bạc đâm toạc tờ giấy”, hay thi hào Nguyễn Du đã từng có câu “Trong tay sẵn có đồng tiền, sẵn sàng đổi trắng thay đen khó gì”. Tuy nhiên chỉ có nước ta dưới sự lãnh đạo của đảng lấy chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Hồ chí Minh làm kim chỉ nam trong quá trình phát triển thì vấn nạn mới đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật tham nhũng, cả về qui mô lẫn mức độ, từ cấp lãnh đạo cao cấp nhất của đảng xuống đến các cấp cơ sở. Vậy tham nhũng là gì? Thực trạng và giải pháp cho vấn đề nan giải này ra sao?
Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về tham nhũng, như tham nhũng là sự tác động qua những quyết định không thông qua những cơ chế được xã hội chấp nhận để trực tiếp hay gián tiếp giành lợi ích cho cá nhân hoặc nhóm người nào đó. Nhưng đơn giản và phổ biến nhất thì tham nhũng là một sự thiếu liêm chính hay không trung thực khi sử dụng vị trí được tin tưởng để đoạt lấy những lợi ích bất chính. Qua sự xác định này thì tham nhũng ở nước ta được biểu hiện vô cùng tinh vi và phức tạp qua các hành vi tham ô, hối lộ, bao che để cùng hưởng lợi. Hãy điểm qua một vài trong số những hiện trạng này từ những biểu hiện thô thiển đến các hành vi tinh xảo nhất, tham nhũng lan truyền trên những cán bộ cao cấp nhất đến và guồng máy của nó xuống tới người lao động trực tiếp trong xã hội.
Hiện trạng tham nhũng tại nước ta: Theo tờ “Vietnam Investment Review” số 699 ngày 7/3/2005 viết “Sự thiệt hại cho nguồn ngân sách chính phủ được ước lượng 30% của đầu tư hạ tầng”. Thực tế sự mất mát còn lớn hơn nhiều so với con số chính thức được nêu và nó không chỉ nằm ở lĩnh vực đầu tư hạ tầng, mà cả thượng tầng và mọi ngóc ngách của đời sống xã hội. Nếu nhìn lại những năm qua, đã có nhiều đơn thư dám mạnh dạn hơn trong việc tố giác những kẻ tham nhũng. Điểm qua một vài ví dụ trong số đó có lá thư ngỏ ký ngày 2/12/2001 do hai vị cách mạng lão thành là Trần Tuấn Hùng 78 tuổi với 52 năm tuổi đảng, ngụ tại phường Mai Động, quận Hai Bà Trưng; và ông Nông Thế Đàm ngụ tại B4 phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Hai ông đã chỉ mặt, vạch tên những kẻ có chức, có quyền từng xem chính họ là pháp lý, bỏ công luận ra ngoài tai để thu lợi bất chính cho bản thân và gia đình họ. Trong những vụ đã được tác giả nêu nên, người dân nghĩ gì khi đất nước ta còn nghèo, thu nhập chính thức của người lao động (kể cả tổng bí thư, thủ tướng hay chủ tịch nước) còn rất thấp, với bình quân cho mỗi đầu người chỉ đạt xung quanh 500 đô la Mỹ một năm. Vậy tiền từ đâu mà các lãnh tụ và con cái họ lại trở thành các tỷ phú nếu không làm ăn bất chính. Chẳng hạn, vụ 16 tấn vàng của Ngân hàng Quốc gia Nam Việt Nam đã rơi vào tay của một số nhà lãnh đạo cao cấp nhất của đảng và nhà nước trong những ngày đầu khi hai miền Nam-Bắc thống nhất. Trong số những người được hưởng lợi nhất của vụ này là Lê Ngọc Báu, con trai thứ năm của tổng bí thư Lê Duẩn vào thời điểm đó. Vợ Báu là Nguyễn Thị Nga và con trai là Lê Anh Tuấn có tiền để mua 40% giá trị cổ phần của sân golf Đồng Mỏ theo giá 60 tỷ đồng tương đương 4.2 triệu đô la Mỹ ở thời điểm đầu tư. Tên của họ đã được ghi trong danh sách những người chủ chính thức của các cổ phần. Báu là một cổ đông của ba siêu thị tại Sài Gòn, của ngân hàng Á Châu (The Bank of Asia) và một công ty vàng bạc đá quí. Vị nguyên thủ, tổng bí thư Đỗ Mười âm thầm nhận một triệu đô la từ một công ty Mỹ qua giám đốc của công ty Nam Hàn. Con rể ông tên là Phương cũng làm chủ khách sạn Bảo Sơn và công ty Taxi có tên Việt Phương Taxicab Co. tại Hà Nội. Nói đến vợ chồng thủ tướng Võ Văn Kiệt, người ta liên tưởng ngay đến vụ tham nhũng nhiều triệu đô la trong xây dựng công trình đường dây tải điện 500 KV Bắc Nam. Con trai ông là một trong những Mafioso tại Việt Nam trong đường dây nhập lậu ô tô vào trong nước, đã có lần chính đích thân thủ tướng phải can thiệp với lực lượng bảo vệ đường biển cho con trai trong vụ nhập lậu 200 ô tô vào Việt Nam. Bản thân cựu thủ tướng có tới 370 triệu đô la Mỹ trong các tài khoản của ngân hàng nước ngoài. Một Mafioso tiếp theo là con trai vị thủ tướng đương nhiệm, Phan Văn Khải. Anh ta thường nhập lậu một số lượng lớn ô tô cũ và buôn lậu chúng qua Trung Quốc và là nhân vật được một số nhà đầu tư nước ngoài tìm gặp cầu mong có sự tác động hầu thắng thầu. Đương nhiên việc “lại quả” đã đưa con trai thủ tướng chỉ trong thời gian ngắn đã trở thành chủ một số khách sạn sang trọng tại Hà Nội và Sài Gòn. Lê Thị An đứng đầu lực lượng chống buôn lậu của phòng an ninh Hà Nội có tiền đầu tư 10 tỷ đồng (tương đương 700 ngàn đô la Mỹ cùng thời giá) vào sân golf Đồng Mỏ, là chủ của một khách sạn tại Hà Nội và một cửa hàng xe máy tại Gia Lâm, Hà Nội.
Vừa qua, vụ án Năm Cam với sự tham gia của không ít các cán bộ cao cấp của đảng và chính phủ. Một số được đưa ra ánh sáng, số đông hơn và có thế lực hơn vẫn còn nằm sau bức màn bí mật. Rồi các vụ tham nhũng lớn trong ngành may mặc của cha con ông thứ trưởng Mai Văn Dậu, trong ngành dầu khí, ngành hàng không, bưu chính viễn thông vv.. Ở ngành giáo dục, truyền thống xã hội Việt Nam rất tôn trọng những người có bằng cấp, nhưng dưới thời hiện tại, thông qua tham nhũng, tệ nạn dùng bằng cấp giả tràn lan. Ngay cả nhiều người giành được tấm bằng theo công sức của mình nhưng sau khi tốt nghiệp nếu không có tiền, thật khó để tìm được việc làm. Con em những kẻ có tiền, có quyền mới có khả năng để chạy bằng cấp giả và những “việc thơm”. Đến lượt nó, khi đã có vị trí tốt, những người này lại ra sức tìm mọi mánh lới để kiếm tiền bằng cách tham ô, để trước hết trả dứt món tiền “đầu tư” ban đầu. Cứ thế, xã hội tiếp tục bị lôi cuốn vào cơn lốc tham nhũng bất tận. Trong lãnh vực y tế, người dân lao động mỗi khi đi khám, chữa bệnh họ đều phải lo lót từ y tá đến bác sĩ. Việc này dẫn đến một số trường hợp không có tiền đút lót người mắc bệnh không dám đến bệnh viện, hoặc có đến thì phải chầu chực rất lâu. Việc đã trở thành như thông lệ cho các bà mẹ trước khi sinh bé, người mẹ tương lai này phải có một số tiền nhất định cầm tay hoặc giắt cạp quần sẵn sàng đưa riêng cho bà đỡ để cầu mong bớt rủi ro khi sinh nở. Gần đây nhất, phóng viên Lan Anh của tờ Tuổi Trẻ đã bị truy tố vì chị đã dám đụng vào ổ có ô dù làm ăn lớn. Để bảo vệ lợi ích trong đường dây, sự kiện Lan Anh bị bắt và truy tố là điều không thể tránh khỏi.
Trên đây chỉ là một số trong vô vàn những vụ động trời. Song nguyên nhân và giải pháp ra sao hầu nước ta thoát khỏi Quốc nạn trên? Cũng trên tờ “Vietnam Investment Review” vừa nói, theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin: “Nhiều dự án gây lãng phí rất lớn, nhưng nó không dễ gì để phê phán những dự án này bởi vì nếu anh phê phán như vậy anh sẽ đụng đến những người ở cấp cao của ngành mà dự án thuộc về họ”. Đảng và chính phủ vừa là người đá bóng lại vừa là trọng tài thì câu chuyện trở thành “con kiến đi kiện củ khoai”. Nếu có vụ tham nhũng nghiêm trọng bức xúc thì đảng và chính phủ chỉ đơn giản làm ở mức tối thiểu để xoa dịu sự giận dữ của công chúng. Trong trường hợp cần thiết sẽ có một vài con dê được mang ra “tế thần” như vụ đường dây 500 KV nói ở trên với con dê tế thần là Bộ trưởng bộ Năng Lượng Vũ Ngọc Hải.
Nguyên nhân: Một số trong rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tham nhũng đó là:
Thứ nhất: Sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của đảng là gốc rễ của mọi nguyên nhân dẫn đến tình trạng bi đát của đất nước như ngày hôm nay, trong đó có vấn nạn tham nhũng. Vì theo đuổi mục đích này, đảng đã tự biến mình thành một tổ chức độc tài mang hình thái mafia. Lãnh đạo một đất nước không có đối lập lại có quyền lực tuyệt đối, thì đảng muốn làm mưa, làm gió gì tùy thích. Quyền tự do và sinh hoạt dân chủ của người dân bị tước đoạt. Nạn tham nhũng hoành hành là đương nhiên. Đảng có quyền lực tuyệt đối, nên tham nhũng không vượt khỏi những qui định về quyền đảng qui định. “Người chủ” đất nước chỉ biết còng lưng mà lam lũ để tạo ra của cải xã hội để những “đày tớ” mặc sức chia nhau. Giới “chủ nhân” hữu danh này bị cô lập hầu hết các thông tin về chính phủ. Họ không thể biết ai là những ông chủ mới của biệt thự sang trọng, những ô tô đắt tiền, và những tài sản kếch sù, họ cũng không biết được tiền lương một năm của cả gia đình mình không đủ cho buổi liên hoan sinh nhật con cái các “đày tớ” này.
Thứ hai: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng là mầm mống cho dịch tham nhũng hoành hành. Vì theo lý luận Mark-Lenin, xã hội chủ nghĩa khác với tư bản chỉ là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất (means of production). Điều này có nghĩa là đất đai, hầm mỏ, nhà máy v.v đều là của chung được nhân dân “làm chủ” do đảng lãnh đạo. Vậy thực chất “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là phát triển theo hướng thị trường trong một vài lĩnh vực không quan trọng, còn lại những ngành chủ chốt của nền kinh tế phải bằng mọi cách giữ “xã hội chủ nghĩa”. Như vừa nói ở trên, “chủ nhân”, như được tuyên truyền, thực chất không hề có bất cứ quyền hành nào cho các tư liệu sản xuất mà mình làm chủ, thực quyền của nó thuộc về các “đày tớ”. Chính điều này khiến các đày tớ tha hồ chia nhau của cải xã hội mà không cần đếm xỉa đến những người thực sự tạo ra nó. Hàng tấn vàng, hàng triệu đô la họ chia nhau không khác gì mớ tôm, cá ngoài chợ. Vậy cái còn lại “chính đáng” cho người lao động chỉ là sự nghèo đói triền miên. Những vụ tham nhũng, bê bối chỉ bị rò rỉ ra bên ngoài, hoặc một số “con dê” bị đưa ra tế thần chỉ khi trong giới “đày tớ” xuất hiện sự ăn chia không công bằng theo giao ước. Một khi đảng còn cai trị độc tài, thì cái đuôi xã hội chủ nghĩa kia sẽ không bao giờ bị cắt, nếu có thể chỉ là sự biến tướng mà thôi. Vì nó là cái quyết định quyền lực kinh tế và do đó quyết định vị trí độc quyền của đảng.
Thứ ba: Các thủ tục hành chính còn quá phiền toái, không rõ ràng. Một mặt, hệ thống pháp luật không đồng bộ, chồng chéo. Mặt khác, quan trọng hơn, đó là các ngành Lập pháp, Tư pháp và Hành pháp không độc lâp và hoàn toàn chịu sự chi phối của đảng ở mọi cấp.
Thứ tư: Tiền lương của dân ta còn quá thấp, chưa đủ để một phần tái tạo sức lao động và nuôi sống gia đình người lao động.
Giải pháp: Đã có nhiều giải pháp, cả trong nước cũng như một số tổ chức quốc tế như Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB)… mong muốn giúp nước ta chống lại nạn tham nhũng. Tuy nhiên vấn đề phụ thuộc phần lớn vào đảng và chính phủ Việt Nam. Muốn chống tham nhũng có hiệu quả, những điều cần thiết là:
Một là: Xóa bỏ sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của đảng cộng sản, mở rộng sinh hoạt dân chủ cho mọi người dân. Trong khi chờ để có sự cải cách hệ thống luật pháp, các quyền của người dân đã được ghi trong hệ thống pháp luật hiện có của Việt Nam cần được tôn trọng tuyệt đối và được thực hiện để chấm dứt tình trạng người dân chỉ được hưởng các quyền của mình trên giấy. Đặc biệt là quyền thành lập các hiệp hội, các đảng phái đối lập, các tổ chức độc lập để bảo vệ người dân cũng như có tiếng nói để chống lại bất cứ hình thức độc tài nào - nguyên nhân chính của tham nhũng.
Hai là: Bỏ hẳn “định hướng xã hội chủ nghĩa” để xây dựng một nền kinh tế thị trường vững mạnh. Không còn sự tập trung tư liệu sản xuất xã hội vào tay một nhóm ít người. Giảm đến mức thấp nhất tài sản xã hội bị chia làm của riêng. Nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Cuối cùng: Cải cách hành chính một cách có hiệu quả. Hoàn thiện hệ thống luật pháp cho một xã hội dân sự để phù hợp với một Việt Nam hiện đại. Hệ thống Lập pháp, Tư pháp và Hành pháp phải độc lập. Đảng không được can thiệp vào hệ thống toà án ở bất cứ cấp nào.
Tóm lại, để chuẩn bị cho một xã hội mới không còn tham nhũng hoành hành, Việt Nam cần chuyển đổi sang một xã hội dân sự văn minh mà ở đó giá trị của mỗi thành viên được tôn trọng. Người dân có quyền thay đổi chính phủ bằng lá phiếu của mình qua tuyển cử tự do. Đặc quyền lãnh đạo đất nước một cách tuyệt đối và toàn diện như hiện nay không thể trao cho bất cứ tổ chức hay đảng phái chính trị nào. Xã hội không thể bị ràng buộc bởi sự áp đặt bởi bất cứ thứ chủ nghĩa nào. Sự phát triển và tiến bộ cho dân tộc phải do chính người dân Việt Nam quyết định.
Tham nhũng giống như một dịch bệnh, nó xuất hiện trong mọi xã hội và có sức tàn phá ghê gớm từ kinh tế, văn hóa, chính trị đến làm suy đồi đạo đức của bất cứ hệ thống chính trị nào. Điều khác nhau giữa các quốc gia là có giữ được dịch này dưới mức giới hạn và kiểm soát được chúng hay không. Lần theo lịch sử nước nhà, tham nhũng từng xuất hiện rất sớm, nó đã được phản ảnh qua các câu tục ngữ “Nén bạc đâm toạc tờ giấy”, hay thi hào Nguyễn Du đã từng có câu “Trong tay sẵn có đồng tiền, sẵn sàng đổi trắng thay đen khó gì”. Tuy nhiên chỉ có nước ta dưới sự lãnh đạo của đảng lấy chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Hồ chí Minh làm kim chỉ nam trong quá trình phát triển thì vấn nạn mới đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật tham nhũng, cả về qui mô lẫn mức độ, từ cấp lãnh đạo cao cấp nhất của đảng xuống đến các cấp cơ sở. Vậy tham nhũng là gì? Thực trạng và giải pháp cho vấn đề nan giải này ra sao?
Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về tham nhũng, như tham nhũng là sự tác động qua những quyết định không thông qua những cơ chế được xã hội chấp nhận để trực tiếp hay gián tiếp giành lợi ích cho cá nhân hoặc nhóm người nào đó. Nhưng đơn giản và phổ biến nhất thì tham nhũng là một sự thiếu liêm chính hay không trung thực khi sử dụng vị trí được tin tưởng để đoạt lấy những lợi ích bất chính. Qua sự xác định này thì tham nhũng ở nước ta được biểu hiện vô cùng tinh vi và phức tạp qua các hành vi tham ô, hối lộ, bao che để cùng hưởng lợi. Hãy điểm qua một vài trong số những hiện trạng này từ những biểu hiện thô thiển đến các hành vi tinh xảo nhất, tham nhũng lan truyền trên những cán bộ cao cấp nhất đến và guồng máy của nó xuống tới người lao động trực tiếp trong xã hội.
Hiện trạng tham nhũng tại nước ta: Theo tờ “Vietnam Investment Review” số 699 ngày 7/3/2005 viết “Sự thiệt hại cho nguồn ngân sách chính phủ được ước lượng 30% của đầu tư hạ tầng”. Thực tế sự mất mát còn lớn hơn nhiều so với con số chính thức được nêu và nó không chỉ nằm ở lĩnh vực đầu tư hạ tầng, mà cả thượng tầng và mọi ngóc ngách của đời sống xã hội. Nếu nhìn lại những năm qua, đã có nhiều đơn thư dám mạnh dạn hơn trong việc tố giác những kẻ tham nhũng. Điểm qua một vài ví dụ trong số đó có lá thư ngỏ ký ngày 2/12/2001 do hai vị cách mạng lão thành là Trần Tuấn Hùng 78 tuổi với 52 năm tuổi đảng, ngụ tại phường Mai Động, quận Hai Bà Trưng; và ông Nông Thế Đàm ngụ tại B4 phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Hai ông đã chỉ mặt, vạch tên những kẻ có chức, có quyền từng xem chính họ là pháp lý, bỏ công luận ra ngoài tai để thu lợi bất chính cho bản thân và gia đình họ. Trong những vụ đã được tác giả nêu nên, người dân nghĩ gì khi đất nước ta còn nghèo, thu nhập chính thức của người lao động (kể cả tổng bí thư, thủ tướng hay chủ tịch nước) còn rất thấp, với bình quân cho mỗi đầu người chỉ đạt xung quanh 500 đô la Mỹ một năm. Vậy tiền từ đâu mà các lãnh tụ và con cái họ lại trở thành các tỷ phú nếu không làm ăn bất chính. Chẳng hạn, vụ 16 tấn vàng của Ngân hàng Quốc gia Nam Việt Nam đã rơi vào tay của một số nhà lãnh đạo cao cấp nhất của đảng và nhà nước trong những ngày đầu khi hai miền Nam-Bắc thống nhất. Trong số những người được hưởng lợi nhất của vụ này là Lê Ngọc Báu, con trai thứ năm của tổng bí thư Lê Duẩn vào thời điểm đó. Vợ Báu là Nguyễn Thị Nga và con trai là Lê Anh Tuấn có tiền để mua 40% giá trị cổ phần của sân golf Đồng Mỏ theo giá 60 tỷ đồng tương đương 4.2 triệu đô la Mỹ ở thời điểm đầu tư. Tên của họ đã được ghi trong danh sách những người chủ chính thức của các cổ phần. Báu là một cổ đông của ba siêu thị tại Sài Gòn, của ngân hàng Á Châu (The Bank of Asia) và một công ty vàng bạc đá quí. Vị nguyên thủ, tổng bí thư Đỗ Mười âm thầm nhận một triệu đô la từ một công ty Mỹ qua giám đốc của công ty Nam Hàn. Con rể ông tên là Phương cũng làm chủ khách sạn Bảo Sơn và công ty Taxi có tên Việt Phương Taxicab Co. tại Hà Nội. Nói đến vợ chồng thủ tướng Võ Văn Kiệt, người ta liên tưởng ngay đến vụ tham nhũng nhiều triệu đô la trong xây dựng công trình đường dây tải điện 500 KV Bắc Nam. Con trai ông là một trong những Mafioso tại Việt Nam trong đường dây nhập lậu ô tô vào trong nước, đã có lần chính đích thân thủ tướng phải can thiệp với lực lượng bảo vệ đường biển cho con trai trong vụ nhập lậu 200 ô tô vào Việt Nam. Bản thân cựu thủ tướng có tới 370 triệu đô la Mỹ trong các tài khoản của ngân hàng nước ngoài. Một Mafioso tiếp theo là con trai vị thủ tướng đương nhiệm, Phan Văn Khải. Anh ta thường nhập lậu một số lượng lớn ô tô cũ và buôn lậu chúng qua Trung Quốc và là nhân vật được một số nhà đầu tư nước ngoài tìm gặp cầu mong có sự tác động hầu thắng thầu. Đương nhiên việc “lại quả” đã đưa con trai thủ tướng chỉ trong thời gian ngắn đã trở thành chủ một số khách sạn sang trọng tại Hà Nội và Sài Gòn. Lê Thị An đứng đầu lực lượng chống buôn lậu của phòng an ninh Hà Nội có tiền đầu tư 10 tỷ đồng (tương đương 700 ngàn đô la Mỹ cùng thời giá) vào sân golf Đồng Mỏ, là chủ của một khách sạn tại Hà Nội và một cửa hàng xe máy tại Gia Lâm, Hà Nội.
Vừa qua, vụ án Năm Cam với sự tham gia của không ít các cán bộ cao cấp của đảng và chính phủ. Một số được đưa ra ánh sáng, số đông hơn và có thế lực hơn vẫn còn nằm sau bức màn bí mật. Rồi các vụ tham nhũng lớn trong ngành may mặc của cha con ông thứ trưởng Mai Văn Dậu, trong ngành dầu khí, ngành hàng không, bưu chính viễn thông vv.. Ở ngành giáo dục, truyền thống xã hội Việt Nam rất tôn trọng những người có bằng cấp, nhưng dưới thời hiện tại, thông qua tham nhũng, tệ nạn dùng bằng cấp giả tràn lan. Ngay cả nhiều người giành được tấm bằng theo công sức của mình nhưng sau khi tốt nghiệp nếu không có tiền, thật khó để tìm được việc làm. Con em những kẻ có tiền, có quyền mới có khả năng để chạy bằng cấp giả và những “việc thơm”. Đến lượt nó, khi đã có vị trí tốt, những người này lại ra sức tìm mọi mánh lới để kiếm tiền bằng cách tham ô, để trước hết trả dứt món tiền “đầu tư” ban đầu. Cứ thế, xã hội tiếp tục bị lôi cuốn vào cơn lốc tham nhũng bất tận. Trong lãnh vực y tế, người dân lao động mỗi khi đi khám, chữa bệnh họ đều phải lo lót từ y tá đến bác sĩ. Việc này dẫn đến một số trường hợp không có tiền đút lót người mắc bệnh không dám đến bệnh viện, hoặc có đến thì phải chầu chực rất lâu. Việc đã trở thành như thông lệ cho các bà mẹ trước khi sinh bé, người mẹ tương lai này phải có một số tiền nhất định cầm tay hoặc giắt cạp quần sẵn sàng đưa riêng cho bà đỡ để cầu mong bớt rủi ro khi sinh nở. Gần đây nhất, phóng viên Lan Anh của tờ Tuổi Trẻ đã bị truy tố vì chị đã dám đụng vào ổ có ô dù làm ăn lớn. Để bảo vệ lợi ích trong đường dây, sự kiện Lan Anh bị bắt và truy tố là điều không thể tránh khỏi.
Trên đây chỉ là một số trong vô vàn những vụ động trời. Song nguyên nhân và giải pháp ra sao hầu nước ta thoát khỏi Quốc nạn trên? Cũng trên tờ “Vietnam Investment Review” vừa nói, theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin: “Nhiều dự án gây lãng phí rất lớn, nhưng nó không dễ gì để phê phán những dự án này bởi vì nếu anh phê phán như vậy anh sẽ đụng đến những người ở cấp cao của ngành mà dự án thuộc về họ”. Đảng và chính phủ vừa là người đá bóng lại vừa là trọng tài thì câu chuyện trở thành “con kiến đi kiện củ khoai”. Nếu có vụ tham nhũng nghiêm trọng bức xúc thì đảng và chính phủ chỉ đơn giản làm ở mức tối thiểu để xoa dịu sự giận dữ của công chúng. Trong trường hợp cần thiết sẽ có một vài con dê được mang ra “tế thần” như vụ đường dây 500 KV nói ở trên với con dê tế thần là Bộ trưởng bộ Năng Lượng Vũ Ngọc Hải.
*
Nguyên nhân: Một số trong rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tham nhũng đó là:
Thứ nhất: Sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của đảng là gốc rễ của mọi nguyên nhân dẫn đến tình trạng bi đát của đất nước như ngày hôm nay, trong đó có vấn nạn tham nhũng. Vì theo đuổi mục đích này, đảng đã tự biến mình thành một tổ chức độc tài mang hình thái mafia. Lãnh đạo một đất nước không có đối lập lại có quyền lực tuyệt đối, thì đảng muốn làm mưa, làm gió gì tùy thích. Quyền tự do và sinh hoạt dân chủ của người dân bị tước đoạt. Nạn tham nhũng hoành hành là đương nhiên. Đảng có quyền lực tuyệt đối, nên tham nhũng không vượt khỏi những qui định về quyền đảng qui định. “Người chủ” đất nước chỉ biết còng lưng mà lam lũ để tạo ra của cải xã hội để những “đày tớ” mặc sức chia nhau. Giới “chủ nhân” hữu danh này bị cô lập hầu hết các thông tin về chính phủ. Họ không thể biết ai là những ông chủ mới của biệt thự sang trọng, những ô tô đắt tiền, và những tài sản kếch sù, họ cũng không biết được tiền lương một năm của cả gia đình mình không đủ cho buổi liên hoan sinh nhật con cái các “đày tớ” này.
Thứ hai: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng là mầm mống cho dịch tham nhũng hoành hành. Vì theo lý luận Mark-Lenin, xã hội chủ nghĩa khác với tư bản chỉ là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất (means of production). Điều này có nghĩa là đất đai, hầm mỏ, nhà máy v.v đều là của chung được nhân dân “làm chủ” do đảng lãnh đạo. Vậy thực chất “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là phát triển theo hướng thị trường trong một vài lĩnh vực không quan trọng, còn lại những ngành chủ chốt của nền kinh tế phải bằng mọi cách giữ “xã hội chủ nghĩa”. Như vừa nói ở trên, “chủ nhân”, như được tuyên truyền, thực chất không hề có bất cứ quyền hành nào cho các tư liệu sản xuất mà mình làm chủ, thực quyền của nó thuộc về các “đày tớ”. Chính điều này khiến các đày tớ tha hồ chia nhau của cải xã hội mà không cần đếm xỉa đến những người thực sự tạo ra nó. Hàng tấn vàng, hàng triệu đô la họ chia nhau không khác gì mớ tôm, cá ngoài chợ. Vậy cái còn lại “chính đáng” cho người lao động chỉ là sự nghèo đói triền miên. Những vụ tham nhũng, bê bối chỉ bị rò rỉ ra bên ngoài, hoặc một số “con dê” bị đưa ra tế thần chỉ khi trong giới “đày tớ” xuất hiện sự ăn chia không công bằng theo giao ước. Một khi đảng còn cai trị độc tài, thì cái đuôi xã hội chủ nghĩa kia sẽ không bao giờ bị cắt, nếu có thể chỉ là sự biến tướng mà thôi. Vì nó là cái quyết định quyền lực kinh tế và do đó quyết định vị trí độc quyền của đảng.
Thứ ba: Các thủ tục hành chính còn quá phiền toái, không rõ ràng. Một mặt, hệ thống pháp luật không đồng bộ, chồng chéo. Mặt khác, quan trọng hơn, đó là các ngành Lập pháp, Tư pháp và Hành pháp không độc lâp và hoàn toàn chịu sự chi phối của đảng ở mọi cấp.
Thứ tư: Tiền lương của dân ta còn quá thấp, chưa đủ để một phần tái tạo sức lao động và nuôi sống gia đình người lao động.
*
Giải pháp: Đã có nhiều giải pháp, cả trong nước cũng như một số tổ chức quốc tế như Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB)… mong muốn giúp nước ta chống lại nạn tham nhũng. Tuy nhiên vấn đề phụ thuộc phần lớn vào đảng và chính phủ Việt Nam. Muốn chống tham nhũng có hiệu quả, những điều cần thiết là:
Một là: Xóa bỏ sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của đảng cộng sản, mở rộng sinh hoạt dân chủ cho mọi người dân. Trong khi chờ để có sự cải cách hệ thống luật pháp, các quyền của người dân đã được ghi trong hệ thống pháp luật hiện có của Việt Nam cần được tôn trọng tuyệt đối và được thực hiện để chấm dứt tình trạng người dân chỉ được hưởng các quyền của mình trên giấy. Đặc biệt là quyền thành lập các hiệp hội, các đảng phái đối lập, các tổ chức độc lập để bảo vệ người dân cũng như có tiếng nói để chống lại bất cứ hình thức độc tài nào - nguyên nhân chính của tham nhũng.
Hai là: Bỏ hẳn “định hướng xã hội chủ nghĩa” để xây dựng một nền kinh tế thị trường vững mạnh. Không còn sự tập trung tư liệu sản xuất xã hội vào tay một nhóm ít người. Giảm đến mức thấp nhất tài sản xã hội bị chia làm của riêng. Nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Cuối cùng: Cải cách hành chính một cách có hiệu quả. Hoàn thiện hệ thống luật pháp cho một xã hội dân sự để phù hợp với một Việt Nam hiện đại. Hệ thống Lập pháp, Tư pháp và Hành pháp phải độc lập. Đảng không được can thiệp vào hệ thống toà án ở bất cứ cấp nào.
*
Tóm lại, để chuẩn bị cho một xã hội mới không còn tham nhũng hoành hành, Việt Nam cần chuyển đổi sang một xã hội dân sự văn minh mà ở đó giá trị của mỗi thành viên được tôn trọng. Người dân có quyền thay đổi chính phủ bằng lá phiếu của mình qua tuyển cử tự do. Đặc quyền lãnh đạo đất nước một cách tuyệt đối và toàn diện như hiện nay không thể trao cho bất cứ tổ chức hay đảng phái chính trị nào. Xã hội không thể bị ràng buộc bởi sự áp đặt bởi bất cứ thứ chủ nghĩa nào. Sự phát triển và tiến bộ cho dân tộc phải do chính người dân Việt Nam quyết định.
BBC: Việt Nam 30 Năm Phía Trước Có Gì? (CT12)
Vũ Anh Chương
Đây là một câu hỏi rất hay mà Ban Việt ngữ đài BBC đã gợi ý thính giả nhân dịp 30/4/2005. Đây cũng là một điều tự vấn cho từng người Việt Nam ta, đặc biệt là ngay vào thời điểm đánh dấu 30 năm thống nhất nước nhà. Ở vị trí của một cán bộ ngành quản trị cấp Sở, tôi không dám lạm bàn về những tầm nhìn vĩ mô, chỉ xin được ghi ra đây một vài trăn trở của riêng mình và rất mong được đón nhận những góp ý bảo ban của các học giả trong và ngoài nước, cộng sản và không cộng sản.
Nếu quay ngược lại mốc điểm 30/4/1975, giả sử có ai đó đặt ra một câu hỏi tương tự thì... hời quá, chúng ta đã có ngay câu trả lời là thực trạng Việt Nam hiện nay:
Một là, nếu so sánh Việt Nam 2005 với Việt Nam 1975, Việt Nam ngày nay đã chấm dứt nạn tem phiếu, cũng không còn cảnh ngăn sông cấm chợ, đổi tiền, bù giá vào lương, hay kêu gọi bè bạn quốc tế dang tay cứu đói. Việt Nam đã mở cửa ra thế giới bên ngoài và giữ được chỉ số tăng trưởng kinh tế hàng năm cao, đã gia nhập AFTA và hiện đang trên đường gia nhập WTO, đang tiếp tục dồn nhiều nỗ lực để phấn đấu xóa đói giảm nghèo… Tuy nhiên, vẫn dẫn đầu trong số các quốc gia tầm cao về nạn tham nhũng và chỉ số bất bình đẳng vẫn bị liệt vào danh sách những nước cần đặc biệt quan tâm về quyền tự do phát biểu, tự do báo chí, tự do tôn giáo v.v...
Hai là, nếu so sánh Việt Nam với các quốc gia trong khu vực, thì 30 năm sau ngày thống nhất, những lãnh vực đi tắt đón đầu của Việt Nam lại thuộc các phạm trù tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm... ở tầm quốc tế; trong khi về mặt phát triển thì như phần trình bày của TS Nguyễn Thanh Giang trước đây, hay những dẫn chứng mới nhất của TS Lê Đăng Doanh đã công bố chính xác mức độ tụt hậu của ta so với các nước láng giềng hiện nay, và tiên đoán đà tụt hậu xa hơn của ta trong tương lai nếu không đẩy mạnh đổi mới.
Gút lại, trong cả hai hướng nhìn nói trên, chúng ta đã có được một hình ảnh cụ thể là sau 30 năm thống nhất đất nước, Việt Nam đã tự mình vươn lên từ số không bằng một nỗ lực rất đáng trân quí. Chỉ rất tiếc là Việt Nam đã không vươn ngay từ thời điểm 1975 mà tự vướng mắc vào vòng cô lập cấm vận suốt 10 năm dài, và rồi, khi đã vươn lên thì vẫn lưu luyến quyền lực qua tấm bảng chỉ đường xã hội chủ nghĩa, do vậy chỉ số phát triển đó vẫn không đáng là bao so với bước tiến của nhân loại nói chung và so với các con rồng châu Á nói riêng. Chưa kể là ngay giữa lòng Việt Nam, vết thương Bến Hải vẫn ung mủ, trong hòa bình.
Còn câu hỏi bắt đầu từ nay, "Việt Nam 30 năm phía trước có gì?", thì ắt hẳn câu trả lời sẽ phải dựa vào một số giả thiết làm tiền đề suy luận, có thể tạm gọi là viễn cảnh, nếu chúng ta không chỉ muốn ghi ra đây những mơ ước rất đẹp và không kém phần trừu tượng của riêng mình:
Giả thiết trước tiên là Việt Nam vẫn giữ được ổn định chính trị như hiện nay, nghĩa là Đảng và Nhà nước vẫn tiếp tục điều hành quốc gia, và tổ chức thêm 5 Đại hội Đại biểu Toàn quốc từ đây tới năm 2035. Căn cứ vào những nghị quyết lung tung và đôi lúc điên rồ trong quá khứ, người ta cũng khó lòng hi vọng có được những cú hích mới mẽ và cụ thể nào khác khả dĩ làm bệ phóng cho Việt Nam cất cánh trong các Nghị quyết X cho đến Nghị quyết XV, ngoài cái ì tính sẵn có và những gia vị tư tưởng hay lí luận cần thêm thắt cho món ăn duy nhất trên thực đơn XHCN. Xác suất khá cao là nếu nguyên trạng ổn định chính trị vẫn tồn tại, thì điều tiên đoán của TS Nguyễn Thanh Giang và TS Lê Đăng Doanh về sự tụt hậu của Việt Nam ta là hoàn toàn đúng. Khoảng cách phát triển giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực ngày càng xa. Khi đó, cho dù lợi tức bình quân đầu người Việt Nam có gia tăng gấp ba lần hiện giờ thì vẫn chỉ là một phân số nhỏ nhoi so với bình quân của Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore hay Malaysia. Xét vào chiều sâu thì giả thiết Một của sự ổn định chính trị này chỉ có điều kiện hình thành khi 85 triệu người Việt Nam từ đây đến năm 2035 đều tự kiêng khem đè nén hết cả mọi khát vọng thăng tiến của cá nhân lẫn đất nước, bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước chỉ thay đổi vừa đủ cho qui trình nuôi dưỡng sự tự nguyện nén ép đó của nhân dân để tiếp tục sứ mệnh độc quyền. Qua đó, những biện pháp thay đổi nửa vời này tất yếu sẽ không phải là những giải pháp phát triển đất nước, trong lúc số nợ vay bên ngoài vẫn tiếp tục chồng lãi kép lên vốn. Do vậy: Một là, những thay đổi nhỏ giọt đó không nhất thiết có lợi cho đất nước, và cũng không chắc đó là những biện pháp nhất trí của tất cả các khuynh hướng ở thượng tầng TW Đảng. Hai là, trong lúc không còn khả năng ngăn chận thông tin như những thập kỉ cuối của thế kỉ trước, thì cũng không thể dấu được ai cái việc là Nhà nước không có khả năng giải quyết được nhu cầu vật chất và tinh thần hiện giờ và ngày càng lớn hơn của quần chúng nhân dân. Thắt chung lại, qua kinh nghiệm Đông Âu và Liên Xô cũ, giả thiết ổn định chính trị lưu cửu này có khả năng xảy ra không mấy cao.
Giả thiết thứ Hai là trong vòng ba thập kỉ tới, bỗng dưng có một biến cố thay đổi đột ngột từ trong nội bộ Đảng và Nhà nước, đặt Việt Nam trước một bước ngoặc chính trị xã hội đáng kể. Người ta có thể nghĩ tới giả thiết này dựa trên thực trạng xung đột gay gắt và ngày càng khó bưng bít từ TW Đảng ra tới quần chúng Đảng và quần chúng Nhân dân. Đó là thực trạng đấu đá quyền lực mở rộng ở tầng lớp cấp cao, theo phương châm hòn đất ném đi hòn chì ném trả, mà nạn nhân mặt nổi là những Năm Cam, Lã Thị Kim Oanh, Nguyễn Quang Thường, Mai Văn Dâu, Mai Thanh Hải... gắn lền với các "đồng bọn" thuộc diện công khai trách nhiệm ở trung và hạ tầng là những quan chức đến cấp Thứ trưởng. Đó cũng là thực trạng tranh giành quyền lực ở trước mỗi Đại hội cuối nhiệm kì hay giữa nhiệm kì, dựa trên những bộ hồ sơ cung đình hay cá nhân mà các phe đều dày công sưu tập từ lâu, trong đó, các vụ Sáu Sứ, T4 với Tổng Cục 2 chỉ là những điển hình tiêu biểu. Như thế, trong trường hợp có một biến cố nội bộ bất định hướng, nhiều phần là phe thắng thế sẽ: Một là củng cố thế lực bằng những biện pháp cứng rắn. Hai là thay thế khuynh hướng độc tài cộng sản bằng một thể chế độc tài không cộng sản (quân phiệt hay tài phiệt đỏ). Cả hai đều không phải là giải pháp phát triển đất nước. Nói cách khác, hình ảnh của Việt Nam năm 2035 vẫn là một phiên bản của hiện tại, với một số khác biệt về mức độ hay tầm vóc. Mà thật sự đào sâu vào cơ chế cài chặt cùng đối sách nội bộ ghìm nhau để cùng tồn tại của Đảng hiện nay, những đấu đá có thể tiếp diễn và gia tăng cường độ, nhưng nếu không do bởi những áp lực mãnh liệt bên lề, lãnh đạo Đảng sẽ tiếp tục sẵn sàng chấp nhận những giải pháp hiệp thương ngấm ngầm để cùng tồn tại bên cạnh một TBT tròn trịa, như đã từng trải qua kì Đại hội 9. Tức là khả năng xảy ra đột biến nội bộ này khá thấp.
Giả thiết thứ Ba có thể sẽ là sự biến thể của giả thiết Một nói trên, với một điều kiện cần thiết của những loại áp lực đồng bộ khá lớn từ nhiều phía, cả bên ngoài lẫn bên trong Việt Nam, cả bên ngoài lẫn bên trong Đảng, để dẫn tới những thay đổi từ tiệm tiến sang đột biến tất yếu có định hướng. Đồng thời khi đó xuất hiện hoạt động của các tổ chức đảng phái khác với đảng Cộng sản được nhân dân thừa nhận. Khi đó nhu cầu bức thiết cạnh tranh hoạt động chính trường sẽ bắt đầu được đáp ứng. Nhân dân sẽ chọn lựa các đối tượng phục vụ mình một cách hoàn toàn dân chủ. Đó là khởi điểm giá trị thực của những lá phiếu. Chỉ như thế, trong ba thập kỉ trước mặt, họa hoằn nhân dân Việt Nam ta mới có thể hiện thực được những ước mơ rất đẹp mà không còn mang tính trừu tượng nữa: Mỗi người dân sẽ có cơ hội đồng đều như nhau để thăng tiến, cho cả xã hội cùng thăng tiến. Trách nhiệm và quyền lợi sánh đôi của từng công dân Việt Nam sẽ là nền tảng vững chắc của một xã hội dân sự Việt Nam văn minh và thượng tôn pháp luật. Việt Nam sẽ có cơ hội đồng đều để phát triển và cất cánh như các quốc gia trong khu vực và trên trường quốc tế. Niềm tự hào dân tộc bấy giờ được thế giới biết đến sẽ không bằng máu xương và tiếng nổ, mà bằng sản phẩm trí tuệ, nhân cách, văn hóa Việt Nam và bằng cái thế bình đẳng ngoại giao của Việt Nam đối với các quốc gia láng giềng.
Tất nhiên, điều kiện cần thiết là các loại áp lực nói trên, cả bên ngoài lẫn bên trong Việt Nam, cả bên ngoài lẫn bên trong Đảng, không phải tự dưng trên trời rơi xuống. Chính chúng ta phải tạo ra và làm cho nó lớn mạnh thêm. Cũng không thể đợi chờ lâu mà phải bắt đầu ngay từ bây giờ. Từ những rao truyền về ý thức dân chủ cho đến dân sinh dân quyền: phải đòi mới có. Từ những tờ đơn khiếu kiện cá nhân cho đến những cuộc mít-tinh đình công bãi thị tập thể: phải ép mới lùi. Từ những vận động các tổ chức nhân quyền cho đến tổ chức mậu dịch gây áp lực: phải buộc mới đổi. Từ những cải tổ phòng sở cho đến các hoạt động ngoài luồng: phải gõ mới mở....
Không phải chỉ Đảng và Nhà nước ta đã đánh mất cơ hội cho Việt Nam cất cánh suốt 30 năm qua. Chính chúng ta đã góp phần đánh mất nó, bởi đã để cho Đảng và Nhà nước chọn lấy XHCN và 30 năm sau đó là một cuộc đổi mới nửa vời, bởi chúng ta đã dung túng cho một thiểu số thiếu khả năng thay phiên nhau độc quyền điều hành quốc gia. Thực tiễn Việt Nam ngày nay chính là hệ quả sự chọn lựa của chúng ta từ 30 năm trước. Bài học tiếp thu được là đừng để cơ hội cất cánh này vuột mất lần nữa trong 30 năm trước mặt. Hãy chủ động chọn lựa và biến chọn lựa tích cực đó thành dự tính tương lai. Ước mơ và dự tính chỉ khác nhau ở hành động cụ thể. Hãy bắt đầu ngay bằng những việc vừa tầm, ôn hòa nhưng quả quyết. Hơn 80 triệu người đập đá nhặt sỏi sẽ cùng dời được núi. Hơn 80 triệu đòi hỏi nhỏ sẽ cộng hưởng thành những áp lực khủng khiếp từng được ví với ý trời.
Sau rốt, không phải câu hỏi của BBC đã gợi ý cho chúng ta ghi chép những ước mơ vào ổ cứng, đĩa mềm. Phải ghi khắc nó vào lòng như những quyết định thay đổi tương lai cho chính mình và cho con cháu chúng ta.
Đây là một câu hỏi rất hay mà Ban Việt ngữ đài BBC đã gợi ý thính giả nhân dịp 30/4/2005. Đây cũng là một điều tự vấn cho từng người Việt Nam ta, đặc biệt là ngay vào thời điểm đánh dấu 30 năm thống nhất nước nhà. Ở vị trí của một cán bộ ngành quản trị cấp Sở, tôi không dám lạm bàn về những tầm nhìn vĩ mô, chỉ xin được ghi ra đây một vài trăn trở của riêng mình và rất mong được đón nhận những góp ý bảo ban của các học giả trong và ngoài nước, cộng sản và không cộng sản.
Nếu quay ngược lại mốc điểm 30/4/1975, giả sử có ai đó đặt ra một câu hỏi tương tự thì... hời quá, chúng ta đã có ngay câu trả lời là thực trạng Việt Nam hiện nay:
Một là, nếu so sánh Việt Nam 2005 với Việt Nam 1975, Việt Nam ngày nay đã chấm dứt nạn tem phiếu, cũng không còn cảnh ngăn sông cấm chợ, đổi tiền, bù giá vào lương, hay kêu gọi bè bạn quốc tế dang tay cứu đói. Việt Nam đã mở cửa ra thế giới bên ngoài và giữ được chỉ số tăng trưởng kinh tế hàng năm cao, đã gia nhập AFTA và hiện đang trên đường gia nhập WTO, đang tiếp tục dồn nhiều nỗ lực để phấn đấu xóa đói giảm nghèo… Tuy nhiên, vẫn dẫn đầu trong số các quốc gia tầm cao về nạn tham nhũng và chỉ số bất bình đẳng vẫn bị liệt vào danh sách những nước cần đặc biệt quan tâm về quyền tự do phát biểu, tự do báo chí, tự do tôn giáo v.v...
Hai là, nếu so sánh Việt Nam với các quốc gia trong khu vực, thì 30 năm sau ngày thống nhất, những lãnh vực đi tắt đón đầu của Việt Nam lại thuộc các phạm trù tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm... ở tầm quốc tế; trong khi về mặt phát triển thì như phần trình bày của TS Nguyễn Thanh Giang trước đây, hay những dẫn chứng mới nhất của TS Lê Đăng Doanh đã công bố chính xác mức độ tụt hậu của ta so với các nước láng giềng hiện nay, và tiên đoán đà tụt hậu xa hơn của ta trong tương lai nếu không đẩy mạnh đổi mới.
Gút lại, trong cả hai hướng nhìn nói trên, chúng ta đã có được một hình ảnh cụ thể là sau 30 năm thống nhất đất nước, Việt Nam đã tự mình vươn lên từ số không bằng một nỗ lực rất đáng trân quí. Chỉ rất tiếc là Việt Nam đã không vươn ngay từ thời điểm 1975 mà tự vướng mắc vào vòng cô lập cấm vận suốt 10 năm dài, và rồi, khi đã vươn lên thì vẫn lưu luyến quyền lực qua tấm bảng chỉ đường xã hội chủ nghĩa, do vậy chỉ số phát triển đó vẫn không đáng là bao so với bước tiến của nhân loại nói chung và so với các con rồng châu Á nói riêng. Chưa kể là ngay giữa lòng Việt Nam, vết thương Bến Hải vẫn ung mủ, trong hòa bình.
Còn câu hỏi bắt đầu từ nay, "Việt Nam 30 năm phía trước có gì?", thì ắt hẳn câu trả lời sẽ phải dựa vào một số giả thiết làm tiền đề suy luận, có thể tạm gọi là viễn cảnh, nếu chúng ta không chỉ muốn ghi ra đây những mơ ước rất đẹp và không kém phần trừu tượng của riêng mình:
Giả thiết trước tiên là Việt Nam vẫn giữ được ổn định chính trị như hiện nay, nghĩa là Đảng và Nhà nước vẫn tiếp tục điều hành quốc gia, và tổ chức thêm 5 Đại hội Đại biểu Toàn quốc từ đây tới năm 2035. Căn cứ vào những nghị quyết lung tung và đôi lúc điên rồ trong quá khứ, người ta cũng khó lòng hi vọng có được những cú hích mới mẽ và cụ thể nào khác khả dĩ làm bệ phóng cho Việt Nam cất cánh trong các Nghị quyết X cho đến Nghị quyết XV, ngoài cái ì tính sẵn có và những gia vị tư tưởng hay lí luận cần thêm thắt cho món ăn duy nhất trên thực đơn XHCN. Xác suất khá cao là nếu nguyên trạng ổn định chính trị vẫn tồn tại, thì điều tiên đoán của TS Nguyễn Thanh Giang và TS Lê Đăng Doanh về sự tụt hậu của Việt Nam ta là hoàn toàn đúng. Khoảng cách phát triển giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực ngày càng xa. Khi đó, cho dù lợi tức bình quân đầu người Việt Nam có gia tăng gấp ba lần hiện giờ thì vẫn chỉ là một phân số nhỏ nhoi so với bình quân của Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore hay Malaysia. Xét vào chiều sâu thì giả thiết Một của sự ổn định chính trị này chỉ có điều kiện hình thành khi 85 triệu người Việt Nam từ đây đến năm 2035 đều tự kiêng khem đè nén hết cả mọi khát vọng thăng tiến của cá nhân lẫn đất nước, bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước chỉ thay đổi vừa đủ cho qui trình nuôi dưỡng sự tự nguyện nén ép đó của nhân dân để tiếp tục sứ mệnh độc quyền. Qua đó, những biện pháp thay đổi nửa vời này tất yếu sẽ không phải là những giải pháp phát triển đất nước, trong lúc số nợ vay bên ngoài vẫn tiếp tục chồng lãi kép lên vốn. Do vậy: Một là, những thay đổi nhỏ giọt đó không nhất thiết có lợi cho đất nước, và cũng không chắc đó là những biện pháp nhất trí của tất cả các khuynh hướng ở thượng tầng TW Đảng. Hai là, trong lúc không còn khả năng ngăn chận thông tin như những thập kỉ cuối của thế kỉ trước, thì cũng không thể dấu được ai cái việc là Nhà nước không có khả năng giải quyết được nhu cầu vật chất và tinh thần hiện giờ và ngày càng lớn hơn của quần chúng nhân dân. Thắt chung lại, qua kinh nghiệm Đông Âu và Liên Xô cũ, giả thiết ổn định chính trị lưu cửu này có khả năng xảy ra không mấy cao.
Giả thiết thứ Hai là trong vòng ba thập kỉ tới, bỗng dưng có một biến cố thay đổi đột ngột từ trong nội bộ Đảng và Nhà nước, đặt Việt Nam trước một bước ngoặc chính trị xã hội đáng kể. Người ta có thể nghĩ tới giả thiết này dựa trên thực trạng xung đột gay gắt và ngày càng khó bưng bít từ TW Đảng ra tới quần chúng Đảng và quần chúng Nhân dân. Đó là thực trạng đấu đá quyền lực mở rộng ở tầng lớp cấp cao, theo phương châm hòn đất ném đi hòn chì ném trả, mà nạn nhân mặt nổi là những Năm Cam, Lã Thị Kim Oanh, Nguyễn Quang Thường, Mai Văn Dâu, Mai Thanh Hải... gắn lền với các "đồng bọn" thuộc diện công khai trách nhiệm ở trung và hạ tầng là những quan chức đến cấp Thứ trưởng. Đó cũng là thực trạng tranh giành quyền lực ở trước mỗi Đại hội cuối nhiệm kì hay giữa nhiệm kì, dựa trên những bộ hồ sơ cung đình hay cá nhân mà các phe đều dày công sưu tập từ lâu, trong đó, các vụ Sáu Sứ, T4 với Tổng Cục 2 chỉ là những điển hình tiêu biểu. Như thế, trong trường hợp có một biến cố nội bộ bất định hướng, nhiều phần là phe thắng thế sẽ: Một là củng cố thế lực bằng những biện pháp cứng rắn. Hai là thay thế khuynh hướng độc tài cộng sản bằng một thể chế độc tài không cộng sản (quân phiệt hay tài phiệt đỏ). Cả hai đều không phải là giải pháp phát triển đất nước. Nói cách khác, hình ảnh của Việt Nam năm 2035 vẫn là một phiên bản của hiện tại, với một số khác biệt về mức độ hay tầm vóc. Mà thật sự đào sâu vào cơ chế cài chặt cùng đối sách nội bộ ghìm nhau để cùng tồn tại của Đảng hiện nay, những đấu đá có thể tiếp diễn và gia tăng cường độ, nhưng nếu không do bởi những áp lực mãnh liệt bên lề, lãnh đạo Đảng sẽ tiếp tục sẵn sàng chấp nhận những giải pháp hiệp thương ngấm ngầm để cùng tồn tại bên cạnh một TBT tròn trịa, như đã từng trải qua kì Đại hội 9. Tức là khả năng xảy ra đột biến nội bộ này khá thấp.
Giả thiết thứ Ba có thể sẽ là sự biến thể của giả thiết Một nói trên, với một điều kiện cần thiết của những loại áp lực đồng bộ khá lớn từ nhiều phía, cả bên ngoài lẫn bên trong Việt Nam, cả bên ngoài lẫn bên trong Đảng, để dẫn tới những thay đổi từ tiệm tiến sang đột biến tất yếu có định hướng. Đồng thời khi đó xuất hiện hoạt động của các tổ chức đảng phái khác với đảng Cộng sản được nhân dân thừa nhận. Khi đó nhu cầu bức thiết cạnh tranh hoạt động chính trường sẽ bắt đầu được đáp ứng. Nhân dân sẽ chọn lựa các đối tượng phục vụ mình một cách hoàn toàn dân chủ. Đó là khởi điểm giá trị thực của những lá phiếu. Chỉ như thế, trong ba thập kỉ trước mặt, họa hoằn nhân dân Việt Nam ta mới có thể hiện thực được những ước mơ rất đẹp mà không còn mang tính trừu tượng nữa: Mỗi người dân sẽ có cơ hội đồng đều như nhau để thăng tiến, cho cả xã hội cùng thăng tiến. Trách nhiệm và quyền lợi sánh đôi của từng công dân Việt Nam sẽ là nền tảng vững chắc của một xã hội dân sự Việt Nam văn minh và thượng tôn pháp luật. Việt Nam sẽ có cơ hội đồng đều để phát triển và cất cánh như các quốc gia trong khu vực và trên trường quốc tế. Niềm tự hào dân tộc bấy giờ được thế giới biết đến sẽ không bằng máu xương và tiếng nổ, mà bằng sản phẩm trí tuệ, nhân cách, văn hóa Việt Nam và bằng cái thế bình đẳng ngoại giao của Việt Nam đối với các quốc gia láng giềng.
Tất nhiên, điều kiện cần thiết là các loại áp lực nói trên, cả bên ngoài lẫn bên trong Việt Nam, cả bên ngoài lẫn bên trong Đảng, không phải tự dưng trên trời rơi xuống. Chính chúng ta phải tạo ra và làm cho nó lớn mạnh thêm. Cũng không thể đợi chờ lâu mà phải bắt đầu ngay từ bây giờ. Từ những rao truyền về ý thức dân chủ cho đến dân sinh dân quyền: phải đòi mới có. Từ những tờ đơn khiếu kiện cá nhân cho đến những cuộc mít-tinh đình công bãi thị tập thể: phải ép mới lùi. Từ những vận động các tổ chức nhân quyền cho đến tổ chức mậu dịch gây áp lực: phải buộc mới đổi. Từ những cải tổ phòng sở cho đến các hoạt động ngoài luồng: phải gõ mới mở....
Không phải chỉ Đảng và Nhà nước ta đã đánh mất cơ hội cho Việt Nam cất cánh suốt 30 năm qua. Chính chúng ta đã góp phần đánh mất nó, bởi đã để cho Đảng và Nhà nước chọn lấy XHCN và 30 năm sau đó là một cuộc đổi mới nửa vời, bởi chúng ta đã dung túng cho một thiểu số thiếu khả năng thay phiên nhau độc quyền điều hành quốc gia. Thực tiễn Việt Nam ngày nay chính là hệ quả sự chọn lựa của chúng ta từ 30 năm trước. Bài học tiếp thu được là đừng để cơ hội cất cánh này vuột mất lần nữa trong 30 năm trước mặt. Hãy chủ động chọn lựa và biến chọn lựa tích cực đó thành dự tính tương lai. Ước mơ và dự tính chỉ khác nhau ở hành động cụ thể. Hãy bắt đầu ngay bằng những việc vừa tầm, ôn hòa nhưng quả quyết. Hơn 80 triệu người đập đá nhặt sỏi sẽ cùng dời được núi. Hơn 80 triệu đòi hỏi nhỏ sẽ cộng hưởng thành những áp lực khủng khiếp từng được ví với ý trời.
Sau rốt, không phải câu hỏi của BBC đã gợi ý cho chúng ta ghi chép những ước mơ vào ổ cứng, đĩa mềm. Phải ghi khắc nó vào lòng như những quyết định thay đổi tương lai cho chính mình và cho con cháu chúng ta.
Sống Cho Người Khác Nữa (CT12)
Vũ Thạch
Có thể nói lần bầu cử quốc hội Anh vừa qua là cuộc bỏ phiếu ít gay cấn nhất trong các cuộc bầu cử nguyên thủ quốc gia gần đây tại các nước lớn trên thế giới. Trước ngày bỏ phiếu, các nhà phân tích đã tiên đoán đảng Lao Ðộng do ông Tony Blair lãnh đạo sẽ thắng với một số ghế vượt trội nhỏ hơn tại quốc hội.
Kết quả sau cùng đúng như thế. Ông Tony Blair tái đắc cử vào nhiệm kỳ thứ ba. Ðây là một kỷ lục cho đảng Lao Ðộng và đặt ông ngang hàng với vị thủ tướng lừng danh của đảng Bảo Thủ là bà Magaret Thatcher vào thập niên 80. Tuy nhiên trong tổng số 646 ghế tại quốc hội, đảng của ông Blair chỉ còn vượt trội 66 ghế thay vì 161 ghế như lần bầu cử trước.
Số cử tri ủng hộ đảng đối lập chính, tức đảng Bảo Thủ, hầu như không thay đổi so với cuộc bầu cử trước. Phần lớn số ghế mà đảng Lao Ðộng bị mất đã rơi vào tay một đảng nhỏ mới thành lập có tên là đảng Dân Chủ Tự Do. Ðảng này vận động tranh cử dựa trên một chủ đề duy nhất là chống việc Anh Quốc tham gia vào chiến tranh Iraq.
Mặc dù được gói ghém dưới nhiều loại cáo buộc để khích động cử tri trong thời gian tranh cử, như chê bai ông Blair chỉ biết theo "hầu" tổng thống Bush hoặc tố cáo ông Blair cố tình nói dối dân Anh rằng chế độ Saddam Hussein có vũ khí giết người hàng loạt, v.v. nhưng tại cốt lõi chỉ là sự khác biệt giữa 2 loại thái độ: Một là lương tâm người Anh đòi buộc phải can thiệp vào các tai họa do con người tạo ra trên thế giới, nhất là khi có những chế độ giết dân thảm khốc như tại Iraq. Nói cách khác là "phải sống cho người khác nữa"; Và thái độ còn lại là mạnh ai nấy sống miễn là các biến cố xa xôi không gây thiệt hại đến tính mạng hay quyền lợi của người Anh. Tóm tắt là "chỉ cần sống cho chính mình".
Ðiều dễ thấy qua cuộc chọn lựa này là thể chế dân chủ thực sự tạo phương tiện cho người dân biểu lộ sự bực tức và bất bình với lãnh đạo rất nghiêm khắc, rõ ràng, nhưng cũng vô cùng bình thường, an toàn và ổn định. Những lý lẽ nhân danh ổn định để không thực thi dân chủ trong thời đại ngày nay, một lần nữa, được chứng minh chỉ là những ngụy biện.
Còn một điểm quan trọng nữa qua cuộc chọn lựa này nhưng cần nhìn rộng ra và so sánh với các nước chung quanh mới có thể thấy được. Nhìn một vòng Âu Châu, người ta có thể rút ra nhận định bất kỳ nước nào có số công dân mang ý tưởng "phải sống cho người khác nữa" đông hơn thành phần "chỉ cần sống cho mình", thì xã hội nước ấy đang trên đà phát triển cả trong nước lẫn đối với thế giới. Cùng lúc đó, các nước có tỷ số dân chúng ngược lại đều mang một xã hội ỳ ạch và uy tín trên thế giới đang suy giảm dần; đáng kể nhất là Pháp và Tây Ban Nha.
Nhìn từ lăng kính và tiêu chuẩn đo lường ấy, người ta cũng có thể hiểu tại sao các nước độc tài nói chung và độc tài cộng sản nói riêng, dù có dáng vẻ mỹ miều bên ngoài nhưng đều rệu rã, yếu kém bên trong. Lý do chính là vì đảng cầm quyền không muốn người dân sống cho nhau, vì sợ họ sẽ liên kết với nhau; và từ đó đe dọa quyền cai trị của Ðảng. Ngay cả những nỗ lực tự phát của dân chúng nhằm cứu trợ các nạn nhân thiên tai cũng bị ngăn chặn, thậm chí bị tù tội. Hơn thế nữa, mọi thể chế độc tài đều áp dụng phương cách dùng dân canh chừng, nghi kỵ và tố cáo lẫn nhau để duy trì sự ổn định cho nền độc trị.
Nhưng có lẽ sống chung và sống cho nhau là bản chất của con người, mà ngay cả những chính sách chia rẽ thâm độc nhất cũng không đè nén mãi được. Sau bao năm dưới sự cai trị của đảng Cộng Sản Ba Lan, vẫn có những tu sĩ, trí thức, công nhân sẵn sàng chết vì tra tấn chứ không khai chỗ ẩn núp của các lãnh tụ công đoàn Ðoàn Kết vào những năm tháng đen tối nhất của thập niên 80. Ngay tại đất nước của hung thần Stalin, vẫn có những sĩ quan đang có quyền chức, vào cuối thập niên 80, tự ý xuống đường cùng với người dân để cản công an, quân đội không được bắn người biểu tình. Hàng trăm, hàng ngàn thí dụ tương tự đã được ghi lại khắp Ðông Âu và Liên Xô cũ. Sự sống lại của tinh thần liên đới này đã là một trong những yếu tố quyết định, đưa từng nước ra khỏi vòng trói buộc của độc tài và đang vươn lên cùng thế giới.
Tinh thần "sống cho người khác nữa" là động cơ quan trọng, không những cho những nước còn nằm trong gông cùm độc tài mà cho cả những nước đã có nền tảng dân chủ vững chắc.
Có thể nói lần bầu cử quốc hội Anh vừa qua là cuộc bỏ phiếu ít gay cấn nhất trong các cuộc bầu cử nguyên thủ quốc gia gần đây tại các nước lớn trên thế giới. Trước ngày bỏ phiếu, các nhà phân tích đã tiên đoán đảng Lao Ðộng do ông Tony Blair lãnh đạo sẽ thắng với một số ghế vượt trội nhỏ hơn tại quốc hội.
Kết quả sau cùng đúng như thế. Ông Tony Blair tái đắc cử vào nhiệm kỳ thứ ba. Ðây là một kỷ lục cho đảng Lao Ðộng và đặt ông ngang hàng với vị thủ tướng lừng danh của đảng Bảo Thủ là bà Magaret Thatcher vào thập niên 80. Tuy nhiên trong tổng số 646 ghế tại quốc hội, đảng của ông Blair chỉ còn vượt trội 66 ghế thay vì 161 ghế như lần bầu cử trước.
Số cử tri ủng hộ đảng đối lập chính, tức đảng Bảo Thủ, hầu như không thay đổi so với cuộc bầu cử trước. Phần lớn số ghế mà đảng Lao Ðộng bị mất đã rơi vào tay một đảng nhỏ mới thành lập có tên là đảng Dân Chủ Tự Do. Ðảng này vận động tranh cử dựa trên một chủ đề duy nhất là chống việc Anh Quốc tham gia vào chiến tranh Iraq.
Mặc dù được gói ghém dưới nhiều loại cáo buộc để khích động cử tri trong thời gian tranh cử, như chê bai ông Blair chỉ biết theo "hầu" tổng thống Bush hoặc tố cáo ông Blair cố tình nói dối dân Anh rằng chế độ Saddam Hussein có vũ khí giết người hàng loạt, v.v. nhưng tại cốt lõi chỉ là sự khác biệt giữa 2 loại thái độ: Một là lương tâm người Anh đòi buộc phải can thiệp vào các tai họa do con người tạo ra trên thế giới, nhất là khi có những chế độ giết dân thảm khốc như tại Iraq. Nói cách khác là "phải sống cho người khác nữa"; Và thái độ còn lại là mạnh ai nấy sống miễn là các biến cố xa xôi không gây thiệt hại đến tính mạng hay quyền lợi của người Anh. Tóm tắt là "chỉ cần sống cho chính mình".
Ðiều dễ thấy qua cuộc chọn lựa này là thể chế dân chủ thực sự tạo phương tiện cho người dân biểu lộ sự bực tức và bất bình với lãnh đạo rất nghiêm khắc, rõ ràng, nhưng cũng vô cùng bình thường, an toàn và ổn định. Những lý lẽ nhân danh ổn định để không thực thi dân chủ trong thời đại ngày nay, một lần nữa, được chứng minh chỉ là những ngụy biện.
Còn một điểm quan trọng nữa qua cuộc chọn lựa này nhưng cần nhìn rộng ra và so sánh với các nước chung quanh mới có thể thấy được. Nhìn một vòng Âu Châu, người ta có thể rút ra nhận định bất kỳ nước nào có số công dân mang ý tưởng "phải sống cho người khác nữa" đông hơn thành phần "chỉ cần sống cho mình", thì xã hội nước ấy đang trên đà phát triển cả trong nước lẫn đối với thế giới. Cùng lúc đó, các nước có tỷ số dân chúng ngược lại đều mang một xã hội ỳ ạch và uy tín trên thế giới đang suy giảm dần; đáng kể nhất là Pháp và Tây Ban Nha.
Nhìn từ lăng kính và tiêu chuẩn đo lường ấy, người ta cũng có thể hiểu tại sao các nước độc tài nói chung và độc tài cộng sản nói riêng, dù có dáng vẻ mỹ miều bên ngoài nhưng đều rệu rã, yếu kém bên trong. Lý do chính là vì đảng cầm quyền không muốn người dân sống cho nhau, vì sợ họ sẽ liên kết với nhau; và từ đó đe dọa quyền cai trị của Ðảng. Ngay cả những nỗ lực tự phát của dân chúng nhằm cứu trợ các nạn nhân thiên tai cũng bị ngăn chặn, thậm chí bị tù tội. Hơn thế nữa, mọi thể chế độc tài đều áp dụng phương cách dùng dân canh chừng, nghi kỵ và tố cáo lẫn nhau để duy trì sự ổn định cho nền độc trị.
Nhưng có lẽ sống chung và sống cho nhau là bản chất của con người, mà ngay cả những chính sách chia rẽ thâm độc nhất cũng không đè nén mãi được. Sau bao năm dưới sự cai trị của đảng Cộng Sản Ba Lan, vẫn có những tu sĩ, trí thức, công nhân sẵn sàng chết vì tra tấn chứ không khai chỗ ẩn núp của các lãnh tụ công đoàn Ðoàn Kết vào những năm tháng đen tối nhất của thập niên 80. Ngay tại đất nước của hung thần Stalin, vẫn có những sĩ quan đang có quyền chức, vào cuối thập niên 80, tự ý xuống đường cùng với người dân để cản công an, quân đội không được bắn người biểu tình. Hàng trăm, hàng ngàn thí dụ tương tự đã được ghi lại khắp Ðông Âu và Liên Xô cũ. Sự sống lại của tinh thần liên đới này đã là một trong những yếu tố quyết định, đưa từng nước ra khỏi vòng trói buộc của độc tài và đang vươn lên cùng thế giới.
Tinh thần "sống cho người khác nữa" là động cơ quan trọng, không những cho những nước còn nằm trong gông cùm độc tài mà cho cả những nước đã có nền tảng dân chủ vững chắc.
Tôi. Sinh Viên. Xin được phát biểu (CT12)
- Phát biểu 1: Theo tôi, hiện nay chương trình học quá nặng về lý thuyết. Chương trình đại học 4 năm thì có tới 2 năm học đại cương quá vô bổ. Ở trường tôi số tín chỉ đại cương cao hơn chuyên ngành, các môn triết học mác-Lênin, kinh tế chính trị Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học, lịch sử Đảng, quân sự, thể dục... chiếm gần 2 năm. Hai năm học chuyên ngành rất sơ sài, học lý thuyết là chủ yếu. Chúng tôi buồn và thiếu tự tin về năng lực của chính mình.
- Phát biểu 2: Giảng viên đi dạy thêm hoặc dạy tại chức nhiều để kiếm tiền nên khi tới lớp giảng bài chiếu lệ, không có nhiệt tình. Chất lượng sinh viên ngày càng giảm sút, thậm chí đến tồi tệ. Như một người bạn cùng lớp tôi, thậm chí học tới năm cuối đại học mà trình bày một cái mẫu đơn cũng không xong.
- Phát biểu 3: Hiện nay chất lượng giảng dạy ở các trường đại học quá kém và thể hiện ngày càng xuống cấp. Số lượng giảng viên có bằng tiến sĩ khá nhiều nhưng chất lượng giảng dạy quá kém. Điểm của học sinh thì thường là do quan hệ, do đến thăm nhà riêng các thầy chứ rất ít là thực học.
- Phát biểu 4: Tôi thực sự bức xúc về vấn đề ưu tiên trong đào tạo. Theo tôi Nhà nước cần tạo điều kiện cho những sinh viên vùng sâu vùng xa chứ không nên ưu tiên về điểm. Vì điểm là để đánh giá trình độ chứ không phải phục vụ mục đích nào khác. Không thể một sinh viên vùng sâu vùng xa chỉ đạt 5.5 điểm mà được đánh giá cao hơn một sinh viên đồng bằng đạt 6.5 điểm.
- Phát biểu 5: Hiện nay ở các trường đại học việc giải quyết khiếu nại và kiến nghị của sinh viên không được ai quan tâm. Sinh viên có nhiều điều oan trái không biết kêu ai, gặp các thầy cô ở phòng đào tạo là nỗi kinh hoàng của chúng tôi. Nói chung, Bộ giáo dục đã áp đặt sinh viên chúng tôi như một chiếc máy và làm chúng tôi khó chịu lắm.
- Phát biểu 6: Môi trường đại học hiện nay không tạo được động lực cho sinh viên học tập. Nhất là vấn đề tương lai. Chúng tôi thấy tương lai quá mù mịt. Đang học nhưng chưa biết ra trường sẽ làm gì, nhất là kiến thức ở giảng đường không áp dụng được vào thực tế công việc. Nhiều bạn bè tôi ra rường không làm đúng ngành nghề được đào tạo và nếu làm đúng ngành thì cũng phải học lại từ đầu.
- Phát biểu 7: Tôi không đồng tình việc nhà trường buộc sinh viên phải tham gia vào Đoàn thanh niên cộng sản, vì như thế sinh viên không có tự do trong hoạt động của mình. Những cán bộ đoàn thường “dốt toán, giỏi thể dục” thế mà điểm thi các loại thường rất cao. Các bạn ấy hay đi ngoại giao, lấy tiền lớp, tiền thanh niên tình nguyện đi ăn nhậu. liên hoan.
- Phát biểu 8: Việc bố trí một lớp học cả mấy trăm người ở giảng đường như hiện nay là không bảo đảm chất lượng. Giảng viên mệt mỏi, sinh viên hay ngủ gục, đặc biệt là các buổi học chiều. Trời nắng.
- Phát biểu 9: Vấn đề tuyển sinh hàng năm thay đổi liên tục. Thí sinh thi vào đại học ngoài việc lo luyện thi còn phải hồi hộp chờ qui chế tuyển sinh mới. Hàng năm tốn không biết bao nhiêu công sức cho tuyển sinh. Chúng ta cứ thử nghiệm hết phương thức này rồi lại thử nghiệm phương thức khác, không có sự ổn định, làm hoang mang học sinh.
- Phát biểu 10: Hiện nay Nhà nước ta đang đề cập đến vấn đề đạo đức sinh viên đang ở tình trạng báo động. Sinh viên chán học. Sinh viên chống lại giảng viên. Nhưng cũng có một thực tế là đạo đức của rất nhiều giảng viên rất đáng báo động. Thầy mà hư thì trò sẽ bị ảnh hưởng lớn.
- Phát biểu 11: BGD vừa có thêm Nghị quyết đưa môn Tư tưởng Hồ Chí Minh vào chương trình học chính thức, bắt buộc. Như vậy là chương trình học đại cương lại thêm một bộ môn nữa. Từ trước tới nay chúng ta đã học chương trình đại cương quá nhiều rồi, nay lại thêm môn nữa mà nội dung chủ yếu vẫn xoay quanh CNCS. Có những vấn đề cần được học thì lại không được học mà bắt học những cái không cần!
- Phát biểu 12: Vấn đề các chiến dịch vận động sinh viên ở đại học cũng thật đáng quan tâm như vận động hiến máu nhân đạo, vận động sinh viên đứng lên phản đối các Nghị quyết của Mỹ..v..v.. Với những hình thức vận động như vậy mà sinh viên tham gia chẳng biết, chẳng hiểu là gì cả!
- Phát biểu 13: Ở đại học hiện nay việc bảo vệ sinh mạng cho sinh viên không được chú trọng. Như sinh viên có bệnh tật gì xảy ra đột xuất thì cũng phải tự chạy tới bệnh viện chứ không được sơ cứu ngay tại trường. Vì vậy cũng đã có nhiều điều đáng tiếc xảy ra. Hàng năm sinh viên phải đóng tiền bảo hiểm y tế, họ cần được kiểm tra sức khỏe theo định kỳ và phải được cứu chữa kịp thời khi xảy ra nguy cấp. Nhà trường chỉ biết thu tiền chứ không chú trọng sức khỏe sinh viên
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)