Hùng Tâm
Đã từ lâu thuật ngữ “kinh tế thị trường” được người ta nhắc đến rất nhiều. Nó đã trở lên quen thuộc với tất cả người dân VN. Song đó chỉ là mặt từ ngữ, còn về mặt bản chất “kinh tế thị trường” được hiểu là tất cả mọi thành phần kinh tế được tự do kinh doanh độc lập trên nguyên tắc bình đẳng, lấy thị trường làm trung tâm, làm thước đo để đánh giá sản phẩm. Vậy nội dung “kinh tế thị trường” ở nước ta ra sao? Đó là cả một vấn đề rất lớn cần bàn cãi. Trong khôn khổ bài viết này chỉ so sánh hai loại hình doanh nghiệp, một bên là doanh nghiệp nhà nước và một bên là các loại hình doanh nghiệp khác để nhận thức được vấn đề mà lâu nay người ta vẫn khẳng định “đảm bảo cho các loại hình doanh nghiệp được hoạt động bình đẳng”. Thực chất giữa hai khối doanh nghiệp này chưa bao giờ được nhà nước đối xử bình đẳng như nhau. Xét về phương diện kinh tế, không cần chứng minh nhiều ai cũng phải thừa nhận những biểu hiện bất bình đẳng sau:
Doanh nghiệp nhà nước khi thành lập không phải nộp lệ phí cho Sở Kế họch - Đầu tư.
Doanh nghiệp nhà nước được đầu tư ban đầu như phân xưởng, máy móc, trang thiết bị văn phòng …
Được nhà nước cho phép sử dụng một khoản đất để xây dựng văn phòng, trụ sở, nhà kho….
Từ giám đốc, phó giám đốc đến ban lãnh đạo của doanh nghiệp được nhà nước trả lương và các khoản trợ cấp khác.
Trong chừng mực nhất định được nhà nước bù lỗ hoặc ưu đãi trong việc vay vốn ngân hàng.
Trong khi đó các khối doanh nghiệp khác hoàn toàn không được hưởng những ưu đãi trên mà phải tự mình đầu tư, tự hạch toán, tự trang bị và tự trả lương cho mình.
Trên thực tế, khối doanh nghiệp này đã đóng góp một khoản thuế đáng kể hàng năm vào ngân sách nhà nước chiếm từ 75 – 80% thuế thu từ doanh nghiệp so với 20-25% thuế đóng từ phía doanh nghiệp nhà nước. Đó là chưa kể thành phần kinh tế này đã tạo ra được hàng triệu việc làm cho người lao động. Chính vì vai trò đóng góp to lớn như thế đối với xã hội thì phải xem kinh tế tư nhân giữ vai trò chủ đạo và thực chất họ đang giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc gia. Thật vô lý khi nhà nước vẫn xác định lấy kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo?.
Một ví dụ điển hình về việc làm ăn của một vài doanh nghiệp nhà nước nằm tại thủ đô Hà Nội đó là Công ty giầy Thượng Đình và Công ty giầy da Hà Nội là những đơn vị được tuyên dương đi đầu trong việc cổ phần hoá doanh nghiệp ở miền Bắc thế mà từ bốn năm nay, hai Công ty này không còn một bóng công nhân nữa, lý do ban lãnh đạo nhà máy đã ép mua lại phần lớn số cổ phiếu từ tay các cổ đông rồi giải quyết cho công nhân nghỉ không hưởng lương, sau đó họ cho các đơn vị khác thuê hàng loạt phân xưởng, văn phòng làm địa điểm sản xuất, họ bán thương hiệu của mình. Vì thế sản phẩm mang tên doanh nghiệp họ vẫn có mặt trên thị trường mà họ vẫn “ngồi chơi xơi nước” hưởng lợi nhuận từ những việc trên. Hàng loạt các doanh nghiệp khác tại Việt Nam cũng đang chơi trò này (các ngài năng động thật).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét