Nguyễn Thủy
Trong đoạn giới thiệu một bài viết của cựu tướng Trần Độ, ông Nguyễn Khắc Toàn đã ký tên là một "Người đã tham gia cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn Bắc-Nam 1954-1975". Hành động này không phải của riêng ông. Rất nhiều cựu chiến binh đã đồng tình với ông và với cựu tướng Trần Độ ở một số nhận định rằng thực chất đó là một tiến trình bành trướng chủ nghĩa xã hội tàn ác và đói nghèo trên toàn lãnh thổ VN. Chính ông Nguyễn Khắc Toàn đã cô đọng ý nghĩa đó như sau: "Cuộc cách mạng đã bị phản bội, mục tiêu của cuộc tranh đấu đã bị đánh tráo, lòng yêu nước của nhân dân đã bị lợi dụng và tha hoá vào việc xây dựng mô hình một nhà nước không tưởng, ngông cuồng và rồ dại". Và bởi, mọi người đều thấy ra là đã quá trễ để lên tiếng rằng chủ nghĩa tàn ác và đói nghèo đó là sự chọn lựa của đảng CSVN chứ không phải của nhân dân.
Đó cũng là nhận định xót xa của một số đông người có tầm nhìn rộng, như ông Nguyễn Khắc Toàn từng viết: “Nhìn sang các nước xung quanh, từ láng giềng như Thái Lan, Philippin, Cămpuchia và xa xôi hơn nữa là mấy nước lạc hậu ở Châu Phi, họ có một nền văn hiến không lâu đời bằng ta, dân trí còn có nhiều điểm kém ta, mà cuộc sống của họ, xã hội của họ đâu có khốn nạn như xã hội ta hiện giờ? Tôi càng thấy đau đớn và tủi nhục, hổ thẹn làm thằng dân VN, thằng người VN”.
Lương tri Việt Nam là ở chỗ đó. Nhân cách Việt Nam cũng là ở chỗ đó. Dám chọn lấy thái độ dứt khoát là "phải đoạn tuyệt vĩnh viễn với cái gọi là con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta không hề lựa chọn, để xây dựng một xã hội mới phú cường và dân chủ, tiến bộ".
Ông Nguyễn Khắc Toàn đã hành xử theo lương tri Việt Nam, bằng nhân cách Việt Nam và với khí phách Việt Nam, dù biết trước rằng đó là con đường chông gai trong một cơ chế xây dựng bằng bạo lực. Những suy tư thường trực của ông là đất nước và nhân dân. Nỗi trăn trở khôn nguôi của ông là đổi mới và dân chủ. Ông đặt Tổ quốc và Nhân dân cao hơn hơn cả tính mạng và cuộc sống của chính bản thân mình. Ông sẵn sàng đánh đổi hạnh phúc riêng của mình để được phát biểu vì đất nước, vì tự do của dân tộc, vì tương lai cất cánh của Việt Nam.
Trong đoạn văn giới thiệu bài viết của cựu tướng Trần Độ nói trên, ông đã vinh danh tác giả là "một tấm gương sáng cho rất nhiều các vị lão thành Cách mạng, cựu chiến binh, trí thức tiến bộ và thanh niên noi theo". Chính bản thân ông, sau đó, cũng là một tấm gương sáng ngời của lòng thương dân và tính vô úy. Ông đã tận tình giúp đỡ những người dân bần hàn tập trung trước vườn hoa Mai Xuân Thưởng để làm đơn khiếu kiện và chuyển đơn khiếu kiện. Trong số đó có rất nhiều người đã từng được phong tặng danh hiệu anh hùng, mang theo huy chương, giấy chứng minh thương binh liệt sĩ, nhưng đã phải cơm đùm nước bịch từ xa về tố cáo chính quyền địa phương chiếm đoạt ruộng đất nhà cửa của họ, hay để tố cáo những đàn áp trù dập đối với những người chống tham nhũng tại địa phương của họ.
Những tận tình giúp đỡ bà con nông dân đó, cộng thêm những phát biểu công khai đòi dân chủ tự do, dân quyền và nhân quyền... của ông đã bị đảng và nhà nước CSVN lên án là "phản động", và ông Nguyễn Khắc Toàn đã bị lục soát nhà cửa, bị bắt giam, rồi bị khép án là làm "gián điệp"!
Trước Tết vừa rồi, ông mới có cơ hội lần đầu từ trong tù viết thư về thăm mẹ già đã 80 tuổi. Nhưng không hề than thở. Sau phần vấn an, ông đề nghị với thân mẫu là phải tạo thêm áp lực trên chế độ, để dư luận thế giới biết rõ hơn về một chế độ đang cố dựa vào bạo lực hầu kéo dài ngày tàn. Mới thấy ra ở nhân cách lớn Nguyễn Khắc Toàn một đặc tính rất đỗi Việt Nam: Nợ nước trước tình nhà. Và một viễn kiến rất đỗi lạc quan. Ông viết: "Tự do dân chủ sẽ đến với đất nước Việt Nam, sẽ đến với dân tộc ta sau bao nhiêu năm lầm than, cay đắng, chia rẽ và hận thù. Con đường đến với tự do thực sự sẽ không còn xa nữa, cho dù còn lắm thử thách và gian nguy, đòi hỏi ở mỗi người Việt Nam yêu nước dù ở phương trời nào, thêm nhiều nỗ lực đóng góp vào sự nghiệp chung thiêng liêng đó".
Chúng ta hãy cùng với Nguyễn Khắc Toàn thực hiện kỳ được ước mơ thiêng liêng của toàn dân Việt, bằng chính lương tri và khí phách Việt Nam.
05 tháng 7, 2005
Thuế và Nghĩa Vụ của Nông Dân Việt Nam (CT14)
Thanh Bình
Sưu thuế đang là nỗi kinh hoàng của người nông dân Việt Nam. Khi vụ chiêm kết thúc, vang vang đâu đó tiếng ve báo hiệu mùa hè là lúc tiếng loa phóng thanh kêu gọi người dân nộp tiền thuế và nghĩa vụ vang lên. Nó câu thúc, dồn đuổi và đe dọa những người nông dân, đặc biệt là đối với nông dân nghèo. Nhiều người đã trốn khỏi quê hương. Vụ chiêm năm nay được mùa và đi kèm với nó là giá lúa thấp và sưu thuế tăng lên. Tiếng loa thúc thuế gay gắt như chính từng tia nắng, nóng bỏng chiếu xuống lòng người.
Suốt 5 tháng trời “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, Người nông dân chợt bàng hoàng nhận ra rằng mình đã bị “cướp” đi gần hết thành quả lao động. Nếu tính tất cả các khoản thuế và nghĩa vụ, Nông dân phải đóng lên đến khoảng 40 loại, chủ yếu là cho ba đối tượng: Uỷ ban nhân dân, Hợp tác xã nông nghiệp và Thôn xóm. Trong các loại thuế thì sự phản ứng của người dân mạnh mẽ nhất là ở thuế thủy lợi. Thông thường chiếm từ 16-20kg thóc cho một sào trong khi ở rất nhiều nơi, nước ở sông hồ được tháo trực tiếp vào đồng ruộng mà không qua một hệ thống kênh tưới tiêu nào của Nhà nước, mà dân vẫn phải gồng lưng chịu thuế. Có một khoản nghĩa vụ khác, nghe rất nực cười, đang được áp dụng tại Hưng Yên, Thái Bình, Thanh Hóa là thuế đồng cỏ. Tức là trâu ăn cỏ phải chịu thuế. Loại này tùy từng nơi áp dụng từ 4 đến 6kg thóc trên một sào Bắc bộ cho các gia đình có trâu và cả những gia đình không có trâu.
Đi đến đâu nhân dân cũng than phiền rằng, Nhà nước bỏ thuế nông nghiệp là do thuế nông nghiệp ít quá, thu không bõ bèn gì. Vậy nên, bây giờ thay vì thuế nông nghiệp, người dân phải gánh chịu bao nhiêu loại nghĩa vụ mới. Có những nghĩa vụ đã được quy định thành Luật như nghĩa vụ Lao động công ích nhưng cũng có những loại nghĩa vụ mà cả Nhân dân không hiểu như “nghĩa vụ giao thông”. Mỗi cường hào tại một địa phương lý giải theo một cách riêng. Người thì cho rằng đó là nghĩa vụ phải nộp để Nhà nước làm đường Hồ Chí Minh, người thì bảo đó là do “ông bà đi lại trên đường”. Dĩ nhiên, Nhân dân hầu hết các nơi đều đã phải đóng góp tiền để làm đường nội bộ, đường liên thôn. Đồng thời, bất cứ ai đi trên đường cũng đã phải đóng tiền thuế giao thông do thuế đã được tính vào trong giá xăng dầu. Tiền bị giật khỏi tay người dân nghèo nhưng chưa đủ. Cảnh sát giao thông vẫn “làm luật” nơi nơi và hậu quả là 6 tháng đầu năm 2005 đã giết chết 5.747 người. Ai có lỗi với những sinh linh vừa bị tước đi mạng sống minh một cách oái oăm này ?
Ngoài các khoản về quỹ tình thương, an ninh, quốc phòng… Nhân dân còn phải đóng những quỹ hết sức kỳ lạ. Đó là quỹ “chống nghiện hút, chống HIV”. Thực tế, Nhân dân đang là nạn nhân. Biết bao nhiêu cán bộ của Đảng và Nhà nước đang trực tiếp hoặc tiếp tay cho bọn buôn ma túy, đang gieo rắc nỗi hoảng sợ vào tận từng làng quê yên bình. Nông dân nhiều vùng quê bây giờ đêm nằm ngủ còn phải đem theo cả đàn gà đang ấp vào nhốt cạnh giường ngủ với người để khỏi bị mất cắp. Chó là con vật trung thành với người nông dân nhất và nó bị kẻ trộm thời Cộng sản “câu” mất. Nhân dân chính là nạn nhân của bảo kê Nhà nước và chính Nhà nước phải chịu trách nhiệm về tình hình an ninh trật tự của Nhân dân.
Công việc thu thuế của Nhà nước được bắt đầu ngay khi vụ Đông Xuân vừa kết thúc. Tổ thu hồi sản phẩm đã được thành lập để lên danh sách tất cả các khoản nghĩa vụ phải nộp và gửi đến cho từng hộ gia đình trong làng. Vào thời điểm tôi đặt bút viết những dòng này là lúc tổ công tác bắt đầu tiến hành chiến dịch trưng thu khốc liệt nhất đối với những gia đình không còn gì để nộp. Mặc dù được tính bằng thóc nhưng Nhà nước ở địa phương hầu hết đều thu tiền mặt vì dễ thu và dễ bớt. Như thế, bà con nông dân lại phải bán lúa ngày mùa với giá hạ hơn nhiều để lấy tiền nộp thuế. Thông thường nghĩa vụ được tính theo năm, nhưng vì vụ Chiêm thường được mùa hơn cho nên Nhà nước đã bắt nhân dân, tùy theo nơi, nộp đến 60% hoặc 70% tổng các khoản nghĩa vụ hàng năm.
Tất cả các khoản thuế và nghĩa vụ Nhân dân đều không được kiểm tra giám sát. Do vậy người nông dân luôn hỏi là tại sao là 10.000đ hoặc 20.000đ mà không phải là ít hơn hay nhiều hơn, bởi vì không một người dân nào biết được là đồng tiền họ đóng góp sẽ đi đâu, ai sẽ sử dụng nó làm gì. Cứ mỗi khoản thuế của người dân đóng góp có thể bị một ông quan xã bớt đi một nghìn, quan huyện bớt đi một nghìn. Sau đó, chúng nó nối đuôi nhau, tiền Xã chạy lên Huyện, lên Tỉnh, lên Trung ương và cuối cùng ra nước ngoài dưới tên những tài khoản cá nhân. Ai đó vẫn đang nói chuyện về đạo đức. Nhưng không! Sự thật là ai đó đang bóc bớt gạo trong bữa cơm chiều của bác nông phu nghèo. Ai đó đang lấy cắp từng con cá khô trước những ánh mắt trẻ thơ thèm thuồng, ngơ ngác.
Có một điều đang góp sức rất lớn trong việc bần cùng hóa người nông dân. Đó là rất nhiều khoản thu của Nông dân được tính theo “khẩu”. Tức là Nhà nước cứ theo đầu người mà bổ xuống. Nông dân nghèo thường đông con, cho nên các khoản tiền phải nộp rất lớn. Đã nghèo lại càng nghèo thêm. Một nền kinh tế bóc lột đang xâm lấn mọi ngõ ngách đời sống nhân dân Việt Nam. Nơi xa nhất là nơi họ phải đóng nghĩa vụ nhiều nhất với những chi phí cao nhất. Tổng công ty điện lực quyết định tăng giá và với mục đích nói rất rõ là “lấy tiền để đầu tư xây dựng”. Như vậy chính Nhà nước đã bán giá điện đắt hơn để “cướp” tiền của Nhân dân rồi lại dùng chính đồng vốn lấy được đó để đem đi đầu tư xây dựng nhà máy điện để bán điện lại cho dân. Nông dân nghèo luôn là người phải mua điện với giá cao.
Dưới trời Nam, Nông dân ca thán. Họ đã lầm lũi, chịu đựng như vậy suốt bao nhiêu năm. Nhưng đã đến lúc họ tự hỏi vậy những khoản tiền khổng lồ từ thu thuế, từ tài nguyên thiên nhiên của quốc gia đang đi đâu? Nhân dân Việt Nam ta có quyền đối với từng lít dầu xuất khẩu, từng tấn than moi lên, từng mảng rừng bị đốn trụi hay không? hay là chỉ có nghĩa vụ mà thôi? Chúng ta cần tổ quốc Việt Nam để có một đảm bảo về an sinh, y tế, giáo dục và danh dự, chứ không phải là sự nghèo nàn, đe dọa, sợ hãi và khổ đau. Nhân dân hỏi rằng ngày hôm nay đang chịu sưu cao thuế nặng, rồi mai này khi các khoản nợ quốc tế đến hạn phải trả thì ai lại là người trả nếu không phải là những người nông dân nghèo khó trên mảnh đất hình chữ S này?
Giữa trưa hè miền quê Bắc kỳ nóng nực, tiếng câu thúc nghĩa vụ đang vang vang khắp mọi ngõ ngách xóm làng. Đâu đó, trong các căn phòng máy lạnh, những bàn tay được chìa ra, những hợp đồng được ký. Con bạch tuộc tham nhũng vẫn lạnh lùng vươn vòi hút đến cùng kiệt những đồng tiền xương máu của đồng bào nghèo chúng ta.
Sưu thuế đang là nỗi kinh hoàng của người nông dân Việt Nam. Khi vụ chiêm kết thúc, vang vang đâu đó tiếng ve báo hiệu mùa hè là lúc tiếng loa phóng thanh kêu gọi người dân nộp tiền thuế và nghĩa vụ vang lên. Nó câu thúc, dồn đuổi và đe dọa những người nông dân, đặc biệt là đối với nông dân nghèo. Nhiều người đã trốn khỏi quê hương. Vụ chiêm năm nay được mùa và đi kèm với nó là giá lúa thấp và sưu thuế tăng lên. Tiếng loa thúc thuế gay gắt như chính từng tia nắng, nóng bỏng chiếu xuống lòng người.
Suốt 5 tháng trời “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, Người nông dân chợt bàng hoàng nhận ra rằng mình đã bị “cướp” đi gần hết thành quả lao động. Nếu tính tất cả các khoản thuế và nghĩa vụ, Nông dân phải đóng lên đến khoảng 40 loại, chủ yếu là cho ba đối tượng: Uỷ ban nhân dân, Hợp tác xã nông nghiệp và Thôn xóm. Trong các loại thuế thì sự phản ứng của người dân mạnh mẽ nhất là ở thuế thủy lợi. Thông thường chiếm từ 16-20kg thóc cho một sào trong khi ở rất nhiều nơi, nước ở sông hồ được tháo trực tiếp vào đồng ruộng mà không qua một hệ thống kênh tưới tiêu nào của Nhà nước, mà dân vẫn phải gồng lưng chịu thuế. Có một khoản nghĩa vụ khác, nghe rất nực cười, đang được áp dụng tại Hưng Yên, Thái Bình, Thanh Hóa là thuế đồng cỏ. Tức là trâu ăn cỏ phải chịu thuế. Loại này tùy từng nơi áp dụng từ 4 đến 6kg thóc trên một sào Bắc bộ cho các gia đình có trâu và cả những gia đình không có trâu.
Đi đến đâu nhân dân cũng than phiền rằng, Nhà nước bỏ thuế nông nghiệp là do thuế nông nghiệp ít quá, thu không bõ bèn gì. Vậy nên, bây giờ thay vì thuế nông nghiệp, người dân phải gánh chịu bao nhiêu loại nghĩa vụ mới. Có những nghĩa vụ đã được quy định thành Luật như nghĩa vụ Lao động công ích nhưng cũng có những loại nghĩa vụ mà cả Nhân dân không hiểu như “nghĩa vụ giao thông”. Mỗi cường hào tại một địa phương lý giải theo một cách riêng. Người thì cho rằng đó là nghĩa vụ phải nộp để Nhà nước làm đường Hồ Chí Minh, người thì bảo đó là do “ông bà đi lại trên đường”. Dĩ nhiên, Nhân dân hầu hết các nơi đều đã phải đóng góp tiền để làm đường nội bộ, đường liên thôn. Đồng thời, bất cứ ai đi trên đường cũng đã phải đóng tiền thuế giao thông do thuế đã được tính vào trong giá xăng dầu. Tiền bị giật khỏi tay người dân nghèo nhưng chưa đủ. Cảnh sát giao thông vẫn “làm luật” nơi nơi và hậu quả là 6 tháng đầu năm 2005 đã giết chết 5.747 người. Ai có lỗi với những sinh linh vừa bị tước đi mạng sống minh một cách oái oăm này ?
Ngoài các khoản về quỹ tình thương, an ninh, quốc phòng… Nhân dân còn phải đóng những quỹ hết sức kỳ lạ. Đó là quỹ “chống nghiện hút, chống HIV”. Thực tế, Nhân dân đang là nạn nhân. Biết bao nhiêu cán bộ của Đảng và Nhà nước đang trực tiếp hoặc tiếp tay cho bọn buôn ma túy, đang gieo rắc nỗi hoảng sợ vào tận từng làng quê yên bình. Nông dân nhiều vùng quê bây giờ đêm nằm ngủ còn phải đem theo cả đàn gà đang ấp vào nhốt cạnh giường ngủ với người để khỏi bị mất cắp. Chó là con vật trung thành với người nông dân nhất và nó bị kẻ trộm thời Cộng sản “câu” mất. Nhân dân chính là nạn nhân của bảo kê Nhà nước và chính Nhà nước phải chịu trách nhiệm về tình hình an ninh trật tự của Nhân dân.
Công việc thu thuế của Nhà nước được bắt đầu ngay khi vụ Đông Xuân vừa kết thúc. Tổ thu hồi sản phẩm đã được thành lập để lên danh sách tất cả các khoản nghĩa vụ phải nộp và gửi đến cho từng hộ gia đình trong làng. Vào thời điểm tôi đặt bút viết những dòng này là lúc tổ công tác bắt đầu tiến hành chiến dịch trưng thu khốc liệt nhất đối với những gia đình không còn gì để nộp. Mặc dù được tính bằng thóc nhưng Nhà nước ở địa phương hầu hết đều thu tiền mặt vì dễ thu và dễ bớt. Như thế, bà con nông dân lại phải bán lúa ngày mùa với giá hạ hơn nhiều để lấy tiền nộp thuế. Thông thường nghĩa vụ được tính theo năm, nhưng vì vụ Chiêm thường được mùa hơn cho nên Nhà nước đã bắt nhân dân, tùy theo nơi, nộp đến 60% hoặc 70% tổng các khoản nghĩa vụ hàng năm.
Tất cả các khoản thuế và nghĩa vụ Nhân dân đều không được kiểm tra giám sát. Do vậy người nông dân luôn hỏi là tại sao là 10.000đ hoặc 20.000đ mà không phải là ít hơn hay nhiều hơn, bởi vì không một người dân nào biết được là đồng tiền họ đóng góp sẽ đi đâu, ai sẽ sử dụng nó làm gì. Cứ mỗi khoản thuế của người dân đóng góp có thể bị một ông quan xã bớt đi một nghìn, quan huyện bớt đi một nghìn. Sau đó, chúng nó nối đuôi nhau, tiền Xã chạy lên Huyện, lên Tỉnh, lên Trung ương và cuối cùng ra nước ngoài dưới tên những tài khoản cá nhân. Ai đó vẫn đang nói chuyện về đạo đức. Nhưng không! Sự thật là ai đó đang bóc bớt gạo trong bữa cơm chiều của bác nông phu nghèo. Ai đó đang lấy cắp từng con cá khô trước những ánh mắt trẻ thơ thèm thuồng, ngơ ngác.
Có một điều đang góp sức rất lớn trong việc bần cùng hóa người nông dân. Đó là rất nhiều khoản thu của Nông dân được tính theo “khẩu”. Tức là Nhà nước cứ theo đầu người mà bổ xuống. Nông dân nghèo thường đông con, cho nên các khoản tiền phải nộp rất lớn. Đã nghèo lại càng nghèo thêm. Một nền kinh tế bóc lột đang xâm lấn mọi ngõ ngách đời sống nhân dân Việt Nam. Nơi xa nhất là nơi họ phải đóng nghĩa vụ nhiều nhất với những chi phí cao nhất. Tổng công ty điện lực quyết định tăng giá và với mục đích nói rất rõ là “lấy tiền để đầu tư xây dựng”. Như vậy chính Nhà nước đã bán giá điện đắt hơn để “cướp” tiền của Nhân dân rồi lại dùng chính đồng vốn lấy được đó để đem đi đầu tư xây dựng nhà máy điện để bán điện lại cho dân. Nông dân nghèo luôn là người phải mua điện với giá cao.
Dưới trời Nam, Nông dân ca thán. Họ đã lầm lũi, chịu đựng như vậy suốt bao nhiêu năm. Nhưng đã đến lúc họ tự hỏi vậy những khoản tiền khổng lồ từ thu thuế, từ tài nguyên thiên nhiên của quốc gia đang đi đâu? Nhân dân Việt Nam ta có quyền đối với từng lít dầu xuất khẩu, từng tấn than moi lên, từng mảng rừng bị đốn trụi hay không? hay là chỉ có nghĩa vụ mà thôi? Chúng ta cần tổ quốc Việt Nam để có một đảm bảo về an sinh, y tế, giáo dục và danh dự, chứ không phải là sự nghèo nàn, đe dọa, sợ hãi và khổ đau. Nhân dân hỏi rằng ngày hôm nay đang chịu sưu cao thuế nặng, rồi mai này khi các khoản nợ quốc tế đến hạn phải trả thì ai lại là người trả nếu không phải là những người nông dân nghèo khó trên mảnh đất hình chữ S này?
Giữa trưa hè miền quê Bắc kỳ nóng nực, tiếng câu thúc nghĩa vụ đang vang vang khắp mọi ngõ ngách xóm làng. Đâu đó, trong các căn phòng máy lạnh, những bàn tay được chìa ra, những hợp đồng được ký. Con bạch tuộc tham nhũng vẫn lạnh lùng vươn vòi hút đến cùng kiệt những đồng tiền xương máu của đồng bào nghèo chúng ta.
Việt Nam: WTO - Được và Mất (CT14)
Lệ Trân
Những ngày vừa qua, các nhà lãnh đạo đảng và nhà nước đang ráo riết vận động chuẩn bị cho việc hoàn tất đàm phán song phương tại Hồng Kông vào tháng 12 năm 2005, sẵn sàng cho đàm phán đa phương tại Geneva để gia nhập vào tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Vậy WTO là gì, Việt Nam sẽ có lợi như thế nào và thiệt thòi ra sao khi là thành viên của tổ chức này ?
WTO, chữ viết tắt của World Trade Organisation, là hiện thân của Hiệp định Tổng quát về Quan thuế và Thương mại gọi tắt là GATT (Genaral Agreement on Tariff and Trade). WTO được thành lập vào tháng 1 năm 1995 với vai trò thực thi các thủ tục mang tính dài hạn và cần thiết cho sự thành công của các vòng đàm phán, làm lành mạnh hệ thống thương mại quốc tế trên các hàng hoá, dịch vụ và sản phẩm trí tuệ.
Giành được khi là thành viên của WTO: Hầu hết các nước đều nghĩ đến lợi ích lâu dài trước khi cân nhắc gia nhập WTO. Gia nhập WTO, Việt Nam có hy vọng gia tăng xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, hải sản, hàng dệt may và áo quần, đầu tư trực tiếp (FDI) và có tiếng nói trong các vòng đàm phán về các qui định của WTO. Tuy nhiên, lợi ích quan trọng nhất mà Việt Nam muốn là ổn định mối quan hệ kinh tế với bên ngoài. Quá trình cải cách kinh tế sẽ vững chắc với tốc độ nhanh hơn. Tăng trưởng kinh tế có tính dài lâu trên cơ sở hiệu quả và không ngừng đổi mới.
Ổn định mối quan hệ kinh tế với các nước là mấu chốt quan trọng nhất để đặt kế hoạch ngắn, trung và dài hạn cho sự phát triển đất nước. Một khi có sự ổn định, VN có vị trí tốt hơn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, xem nơi đây như xuất phát nguồn hàng xuất khẩu của họ và cảm thấy ít rủi ro hơn tại thị trường nội địa. Nền kinh tế với các doanh nghiệp nhà nước là lực lượng áp đảo và chống lại xu hướng cần có thích hợp của nền kinh tế thị trường. Từ các điều kiện của WTO, sẽ có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài, ở cả thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài, dẫn tới tái cấu trúc nền kinh tế sao cho các cơ sở kinh tế trong nước giành được lợi thế so sánh. Do vậy, phải có sự cải tiến về mặt hiệu quả và tái phân phối các nguồn tài nguyên giữa các doanh nghiệp. Nếu những việc như thế không thực hiện được, các doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh, sẵn sàng thay thế và trục lợi. Cuối cùng là nhu cầu đòi hỏi sự cải cách luật pháp để phù hợp và đáp ứng việc mang lại lợi ích cho cả các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài. Những lợi ích tiềm năng như vậy liệu có thực hiện được hay không phụ thuộc nhiều vào năng lực của các nhà lãnh đạo đất nước. Trong thực tế nhiều thập kỷ qua, người dân không còn nghi ngờ gì về sự yếu kém toàn diện của đảng và nhà nước ta, ngoại trừ dùng “chuyên chính vô sản” để trấn áp và là bậc thày trong nghệ thuật tham nhũng. Với bên ngoài, những điều quan trọng nói trên không phải lúc nào cũng được đảm bảo. Vừa qua hay trong tương lai, nhiều nước vẫn tìm cách hạn chế Việt Nam truy nhập thị trường của họ, chẳng hạn như Mỹ ngăn chặn hàng dệt may, áo quần, tôm hay cá Catfish từ Việt nam. Dù họ biết rằng điều này đe dọa đến cuộc sống của hàng triệu ngườì lao động khốn khó tại Việt Nam.
Những điều bất lợi khi gia nhập WTO: Mặc dù có một số lợi ích có thể giành được, song Việt Nam sẽ còn nhiều thua thiệt khi là thành viên WTO. Một số trong đó là bị áp lực trong quá trình đàm phán dẫn đến các hiệp định ký kết phải nhượng bộ nhiều hơn, các sản phẩm trong nước không ngang sức khi cạnh tranh với sản phẩm cùng loại, và Việt Nam chưa được công nhận là một nền kinh tế thị trường (NME).
Nếu không có sự ủng hộ của một số thành viên quan trọng của WTO, ứng viên sẽ không thể gia nhập tổ chức này. Chính vì lẽ đó, Việt Nam sẽ ở thế bất lợi khi đàm phán. Là một nước đang phát triển, Việt Nam luôn bị áp lực từ các nước phát triển khác yêu cầu mở nhanh cánh cửa cho các nhà đầu tư quốc tế (điều này đồng nghĩa với gia tăng tốc độ phá sản, thất nghiệp…) trong các ngành sản xuất, dịch vụ. Họ đòi hỏi gỉảm mạnh hàng rào nhập khẩu nhằm tràn ngập kể cả những hàng hóa ế thừa từ nước ngoài. Những hiệp định kém cỏi được ký kết trong điều kiện như thế làm tăng nguy cơ cho tốc độ tăng trưởng và chiến lược phát triển quốc gia dẫn tới cuộc sống của người lao động bị đe dọa. Nông nghiệp là khu vực nhạy cảm với những thiệt thòi này. Hiện tại nước ta với 69% trong lực lượng lao động nông nghiệp và 45% dân số vùng nông thôn sống dưới mức nghèo khổ (Oxfam, “Trade-Extortion at the Gate”, November 2004).
Các sản phẩm của Việt Nam sẽ rất khó khăn khi cạnh tranh. Đây là một thực tế mà các nhà sản xuất phải tính đến.Thay vì cần được duy trì mức thuế để bảo vệ các sản phẩm nông nghiệp mà phần lớn nông dân có mức sống rất thấp. Một mặt, Việt Nam bị áp lực phải chấp nhận thuế nhập khẩu trung bình cho các sản phẩm nông nghiệp là 25.3% (thấp hơn Thailand và Philipines là thành viên WTO là 10%). Không những các nước đàm phán đều yêu cầu Việt Nam không áp dụng thuế tỷ lệ quotas TRQs (Tariff rate quotas) và loại đảm bảo an toàn đặc biệt SSGs (Special Safeguards) cho các ngành mới phôi thai, mà còn đòi Việt Nam giảm hàng rào quan thuế. Mặt khác, năng xuất lao động trong hầu hết các ngành ở nước ta còn quá thấp nên giá thành sản phẩm cao, chất lượng kém trong khi phải cạnh tranh với các sản phẩm của các nền sản xuất với năng suất, chất lượng cao như Liên Hiệp Châu Âu (EU), Mỹ, Nhật, Canada, Úc, Tân Tây Lan…Còn khó khăn hơn gấp bội khi các nông gia Mỹ và EU nhận được tài trợ khổng lồ từ chính phủ (chỉ tính riêng nông dân trồng ngô của Mỹ một năm nhận 10 tỷ USD). Về các lĩnh vực khác cũng không khá hơn, chẳng hạn hàng công nghiệp với chất lượng kém, giá thành cao thuế nhập khẩu được đề nghị là 17%. Đối diện với những điều kiện ngặt nghèo như trên, nhiều ngành sản xuất trong nước sẽ bị bóp chết do hàng ngoại ngập tràn, cuộc sống người lao động trên hầu hết các lĩnh vực bị đe dọa nghiêm trọng.
Việt Nam chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường (NME), nên các nước khác vẫn dùng trạng thái này để hạn chế hàng ta nhập vào thị trường của họ. Các biện pháp phá giá và chống phá giá thường được áp dụng để chống lại các doanh nghiệp Trung Quốc, một thành viên WTO. Các doanh nghiệpViệt Nam sẽ không khác là bao khi gia nhập WTO.
Tóm lại, trở thành thành viên WTO, Việt Nam vẫn phải đối diện với nhiều khó khăn mà không dễ vượt qua. Mặt khác, dưới sự lãnh đạo của đảng, nước ta chưa bao giờ có hệ thống an sinh xã hội để đảm bảo sự an toàn cho người dân khi có bất trắc. Một khi cuộc sống bị đặt trong tình trạng hiểm nghèo, người dân chỉ còn biết lạy Trời, khấn Phật và nguyện cầu Chúa ra khỏi cơn khốn khó. Vì chỉ có sự thành công là thuộc về đảng mà thôi. Câu cửa miệng của người dân biểu hiện tính cơ hội vĩ đại của đảng: “Mất mùa là tại thiên tai, được mùa là tại thiên tài đảng ta!”.
Những ngày vừa qua, các nhà lãnh đạo đảng và nhà nước đang ráo riết vận động chuẩn bị cho việc hoàn tất đàm phán song phương tại Hồng Kông vào tháng 12 năm 2005, sẵn sàng cho đàm phán đa phương tại Geneva để gia nhập vào tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Vậy WTO là gì, Việt Nam sẽ có lợi như thế nào và thiệt thòi ra sao khi là thành viên của tổ chức này ?
WTO, chữ viết tắt của World Trade Organisation, là hiện thân của Hiệp định Tổng quát về Quan thuế và Thương mại gọi tắt là GATT (Genaral Agreement on Tariff and Trade). WTO được thành lập vào tháng 1 năm 1995 với vai trò thực thi các thủ tục mang tính dài hạn và cần thiết cho sự thành công của các vòng đàm phán, làm lành mạnh hệ thống thương mại quốc tế trên các hàng hoá, dịch vụ và sản phẩm trí tuệ.
Giành được khi là thành viên của WTO: Hầu hết các nước đều nghĩ đến lợi ích lâu dài trước khi cân nhắc gia nhập WTO. Gia nhập WTO, Việt Nam có hy vọng gia tăng xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, hải sản, hàng dệt may và áo quần, đầu tư trực tiếp (FDI) và có tiếng nói trong các vòng đàm phán về các qui định của WTO. Tuy nhiên, lợi ích quan trọng nhất mà Việt Nam muốn là ổn định mối quan hệ kinh tế với bên ngoài. Quá trình cải cách kinh tế sẽ vững chắc với tốc độ nhanh hơn. Tăng trưởng kinh tế có tính dài lâu trên cơ sở hiệu quả và không ngừng đổi mới.
Ổn định mối quan hệ kinh tế với các nước là mấu chốt quan trọng nhất để đặt kế hoạch ngắn, trung và dài hạn cho sự phát triển đất nước. Một khi có sự ổn định, VN có vị trí tốt hơn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, xem nơi đây như xuất phát nguồn hàng xuất khẩu của họ và cảm thấy ít rủi ro hơn tại thị trường nội địa. Nền kinh tế với các doanh nghiệp nhà nước là lực lượng áp đảo và chống lại xu hướng cần có thích hợp của nền kinh tế thị trường. Từ các điều kiện của WTO, sẽ có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài, ở cả thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài, dẫn tới tái cấu trúc nền kinh tế sao cho các cơ sở kinh tế trong nước giành được lợi thế so sánh. Do vậy, phải có sự cải tiến về mặt hiệu quả và tái phân phối các nguồn tài nguyên giữa các doanh nghiệp. Nếu những việc như thế không thực hiện được, các doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh, sẵn sàng thay thế và trục lợi. Cuối cùng là nhu cầu đòi hỏi sự cải cách luật pháp để phù hợp và đáp ứng việc mang lại lợi ích cho cả các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài. Những lợi ích tiềm năng như vậy liệu có thực hiện được hay không phụ thuộc nhiều vào năng lực của các nhà lãnh đạo đất nước. Trong thực tế nhiều thập kỷ qua, người dân không còn nghi ngờ gì về sự yếu kém toàn diện của đảng và nhà nước ta, ngoại trừ dùng “chuyên chính vô sản” để trấn áp và là bậc thày trong nghệ thuật tham nhũng. Với bên ngoài, những điều quan trọng nói trên không phải lúc nào cũng được đảm bảo. Vừa qua hay trong tương lai, nhiều nước vẫn tìm cách hạn chế Việt Nam truy nhập thị trường của họ, chẳng hạn như Mỹ ngăn chặn hàng dệt may, áo quần, tôm hay cá Catfish từ Việt nam. Dù họ biết rằng điều này đe dọa đến cuộc sống của hàng triệu ngườì lao động khốn khó tại Việt Nam.
Những điều bất lợi khi gia nhập WTO: Mặc dù có một số lợi ích có thể giành được, song Việt Nam sẽ còn nhiều thua thiệt khi là thành viên WTO. Một số trong đó là bị áp lực trong quá trình đàm phán dẫn đến các hiệp định ký kết phải nhượng bộ nhiều hơn, các sản phẩm trong nước không ngang sức khi cạnh tranh với sản phẩm cùng loại, và Việt Nam chưa được công nhận là một nền kinh tế thị trường (NME).
Nếu không có sự ủng hộ của một số thành viên quan trọng của WTO, ứng viên sẽ không thể gia nhập tổ chức này. Chính vì lẽ đó, Việt Nam sẽ ở thế bất lợi khi đàm phán. Là một nước đang phát triển, Việt Nam luôn bị áp lực từ các nước phát triển khác yêu cầu mở nhanh cánh cửa cho các nhà đầu tư quốc tế (điều này đồng nghĩa với gia tăng tốc độ phá sản, thất nghiệp…) trong các ngành sản xuất, dịch vụ. Họ đòi hỏi gỉảm mạnh hàng rào nhập khẩu nhằm tràn ngập kể cả những hàng hóa ế thừa từ nước ngoài. Những hiệp định kém cỏi được ký kết trong điều kiện như thế làm tăng nguy cơ cho tốc độ tăng trưởng và chiến lược phát triển quốc gia dẫn tới cuộc sống của người lao động bị đe dọa. Nông nghiệp là khu vực nhạy cảm với những thiệt thòi này. Hiện tại nước ta với 69% trong lực lượng lao động nông nghiệp và 45% dân số vùng nông thôn sống dưới mức nghèo khổ (Oxfam, “Trade-Extortion at the Gate”, November 2004).
Các sản phẩm của Việt Nam sẽ rất khó khăn khi cạnh tranh. Đây là một thực tế mà các nhà sản xuất phải tính đến.Thay vì cần được duy trì mức thuế để bảo vệ các sản phẩm nông nghiệp mà phần lớn nông dân có mức sống rất thấp. Một mặt, Việt Nam bị áp lực phải chấp nhận thuế nhập khẩu trung bình cho các sản phẩm nông nghiệp là 25.3% (thấp hơn Thailand và Philipines là thành viên WTO là 10%). Không những các nước đàm phán đều yêu cầu Việt Nam không áp dụng thuế tỷ lệ quotas TRQs (Tariff rate quotas) và loại đảm bảo an toàn đặc biệt SSGs (Special Safeguards) cho các ngành mới phôi thai, mà còn đòi Việt Nam giảm hàng rào quan thuế. Mặt khác, năng xuất lao động trong hầu hết các ngành ở nước ta còn quá thấp nên giá thành sản phẩm cao, chất lượng kém trong khi phải cạnh tranh với các sản phẩm của các nền sản xuất với năng suất, chất lượng cao như Liên Hiệp Châu Âu (EU), Mỹ, Nhật, Canada, Úc, Tân Tây Lan…Còn khó khăn hơn gấp bội khi các nông gia Mỹ và EU nhận được tài trợ khổng lồ từ chính phủ (chỉ tính riêng nông dân trồng ngô của Mỹ một năm nhận 10 tỷ USD). Về các lĩnh vực khác cũng không khá hơn, chẳng hạn hàng công nghiệp với chất lượng kém, giá thành cao thuế nhập khẩu được đề nghị là 17%. Đối diện với những điều kiện ngặt nghèo như trên, nhiều ngành sản xuất trong nước sẽ bị bóp chết do hàng ngoại ngập tràn, cuộc sống người lao động trên hầu hết các lĩnh vực bị đe dọa nghiêm trọng.
Việt Nam chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường (NME), nên các nước khác vẫn dùng trạng thái này để hạn chế hàng ta nhập vào thị trường của họ. Các biện pháp phá giá và chống phá giá thường được áp dụng để chống lại các doanh nghiệp Trung Quốc, một thành viên WTO. Các doanh nghiệpViệt Nam sẽ không khác là bao khi gia nhập WTO.
Tóm lại, trở thành thành viên WTO, Việt Nam vẫn phải đối diện với nhiều khó khăn mà không dễ vượt qua. Mặt khác, dưới sự lãnh đạo của đảng, nước ta chưa bao giờ có hệ thống an sinh xã hội để đảm bảo sự an toàn cho người dân khi có bất trắc. Một khi cuộc sống bị đặt trong tình trạng hiểm nghèo, người dân chỉ còn biết lạy Trời, khấn Phật và nguyện cầu Chúa ra khỏi cơn khốn khó. Vì chỉ có sự thành công là thuộc về đảng mà thôi. Câu cửa miệng của người dân biểu hiện tính cơ hội vĩ đại của đảng: “Mất mùa là tại thiên tai, được mùa là tại thiên tài đảng ta!”.
Từ "Cúm Gia Cầm" đến "Giá Gông Cùm" (CT14)
Vũ Thạch
Giữa một rừng những tin tức sôi động tại Đông Á và thế giới, tiếng cảnh báo của những viên chức thuộc các cơ quan y tế quốc tế về nạn dịch cúm gia cầm với tâm điểm nằm tại Việt Nam đã không được mấy ai chú ý ngoại trừ chính phủ các nước lân cận.
Tại Thái Lan, nước xuất cảng gia cầm lớn thứ tư trên thế giới, đang diễn ra một cuộc tranh luận lớn giữa các nhà chăn nuôi gà vịt cỡ nhỏ, các nhà chăn nuôi kỹ nghệ để xuất cảng, và giới y khoa chăm lo sức khỏe đại chúng. Chủ đề của cuộc tranh luận là nên hay không nên chích ngừa toàn bộ số gà vịt trong nước.
Đa phần các nhà chăn nuôi nhỏ muốn chính phủ chích ngừa toàn bộ gia cầm để bảo vệ số vốn liếng ít ỏi của gia đình họ. Cùng lúc, các nhà khoa học nghiêm trọng cảnh cáo rằng thuốc chích ngừa rất có thể sẽ tạo biến dạng nơi các vi rút có tên H5N1 này, khiến cho việc phát hiện chúng khó khăn hơn mà cứ lầm tưởng là đã tận diệt. Việc phát hiện chậm cũng sẽ rất tai hại một khi bắt đầu có triệu chứng loại vi rút này lây lan thẳng từ gà vịt qua người. Các nhà sản xuất kỹ nghệ để xuất cảng cũng lo ngại rằng việc chính thức phát động chiến dịch chích ngừa sẽ tạo hình ảnh sai lạc là cơn dịch đang hoành hành cùng khắp Thái Lan, khiến các nước khác không dám nhập gà vịt từ Thái nữa. Ngoài ra, Cộng đồng Âu châu cũng có luật cấm nhập gà vịt có chích thuốc ngừa và chỉ cho nhập trở lại sau khi đã ngưng dùng thuốc một năm.
Nhìn từ bên ngoài, cuộc tranh luận này có vẻ như tạo thêm phức tạp cho chính phủ Thái trong việc đối phó, nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại. Chính thủ tướng Thaksin Shinawatra triệu tập và chủ tọa một cuộc họp với các đại diện ngành nghề liên hệ vào tháng 2 năm 2005 để lắng nghe các khó khăn, những hậu quả ngoài ý muốn có thể xảy ra của mỗi biện pháp được dự định để đối phó. Chính những tranh luận công khai đã giúp chính phủ quan tâm đúng mức và có đối sách thích hợp nhất, nghĩa là đem lại tối thiểu thiệt hại và tối đa lợi ích cho quốc gia Thái ở mức tổng thể, chứ không chỉ lo riêng cho một bộ phận dân chúng hay cho đảng cầm quyền. Đây là biểu tượng cụ thể mà thể chế Dân chủ đóng góp thực sự vào đời sống hàng ngày của người dân.
Riêng tại Việt Nam, trong lúc số người chết vì lây bệnh cúm gia cầm tiếp tục gia tăng, các cơ quan phòng chống bệnh dịch quốc tế càng tỏ vẻ lo ngại về các con số báo cáo của chính phủ ta. Trong tình trạng bưng bít và độc quyền thông tin hiện tại, các quan chức đảng ta thường che dấu bớt mức nghiêm trọng, hay ngay cả tung tin sai lạc để trấn an dân chúng. Trong quá khứ, có nhiều tuyên bố mà cơ quan y tế thế giới cho là quá vội vã, đã được Nhà nước tung ra, như những khẳng định đã diệt hẳn mầm bệnh SARS và cúm gà từ mấy năm trước; hoặc việc hơ khói "bồ kết" để diệt vi khuẩn SARS, v.v... Loại khẳng định này, theo các cơ quan y tế thế giới, chỉ tạo thêm nhiều tai hại vì khiến người dân không đề phòng đúng mức hoặc chạy theo những phương pháp chữa trị không có căn bản khoa học.
Tình trạng Nhà nước không cho phép báo chí hoạt động độc lập, không cho phép các phóng viên tường thuật đúng theo kết quả quan sát, cũng khiến cho bức tranh thêm mờ mịt. Không ai biết các giới chức địa phương thi hành việc phát hiện, phòng ngừa ra sao và lại càng không biết mức độ dấu diếm của họ đến cỡ nào, nhất là khi chính các quan chức địa phương là chủ các đàn gà vịt, các trại chăn nuôi, hay các đường dây xuất cảng.
Ngay cả khi có một vài phóng viên và các nhà khoa học can đảm cảnh báo công chúng thì tiếng nói của họ bị dập tắt, kết án tiết lộ bí mật quốc gia bởi các loại luật lệ tùy tiện. Vì thế chẳng bao giờ có những thảo luận công khai giữa các ngành nghề liên hệ để có đối sách thích hợp nhất cho cả nước.
Chỉ riêng trong vụ cúm gia cầm này, cái giá mà dân ta phải trả cho chính sách bưng bít thông tin của Nhà nước đã hiện rõ. Trong lúc các trung tâm dịch mấy năm trước tại Hồng Kông và Thái Lan nay đã không còn dấu vết, người ta chỉ còn bàn các biện pháp phòng ngừa để tránh tái diễn mà thôi, thì Việt Nam, từ vị trí một bệnh nhân không đáng kể 2 năm trước đã trở thành trung tâm trận dịch hiện nay.
Nếu nhân cái giá tai hại của chính sách gông cùm thông tin này lên mọi mặt sinh hoạt xã hội và nhân rộng ra trên phạm vi cả nước, người ta có thể tính ra được khoảng cách tụt hậu của Việt Nam so với láng giềng và thế giới trong 3 thập niên qua và còn tăng dần trong những năm tháng tới.
Giữa một rừng những tin tức sôi động tại Đông Á và thế giới, tiếng cảnh báo của những viên chức thuộc các cơ quan y tế quốc tế về nạn dịch cúm gia cầm với tâm điểm nằm tại Việt Nam đã không được mấy ai chú ý ngoại trừ chính phủ các nước lân cận.
Tại Thái Lan, nước xuất cảng gia cầm lớn thứ tư trên thế giới, đang diễn ra một cuộc tranh luận lớn giữa các nhà chăn nuôi gà vịt cỡ nhỏ, các nhà chăn nuôi kỹ nghệ để xuất cảng, và giới y khoa chăm lo sức khỏe đại chúng. Chủ đề của cuộc tranh luận là nên hay không nên chích ngừa toàn bộ số gà vịt trong nước.
Đa phần các nhà chăn nuôi nhỏ muốn chính phủ chích ngừa toàn bộ gia cầm để bảo vệ số vốn liếng ít ỏi của gia đình họ. Cùng lúc, các nhà khoa học nghiêm trọng cảnh cáo rằng thuốc chích ngừa rất có thể sẽ tạo biến dạng nơi các vi rút có tên H5N1 này, khiến cho việc phát hiện chúng khó khăn hơn mà cứ lầm tưởng là đã tận diệt. Việc phát hiện chậm cũng sẽ rất tai hại một khi bắt đầu có triệu chứng loại vi rút này lây lan thẳng từ gà vịt qua người. Các nhà sản xuất kỹ nghệ để xuất cảng cũng lo ngại rằng việc chính thức phát động chiến dịch chích ngừa sẽ tạo hình ảnh sai lạc là cơn dịch đang hoành hành cùng khắp Thái Lan, khiến các nước khác không dám nhập gà vịt từ Thái nữa. Ngoài ra, Cộng đồng Âu châu cũng có luật cấm nhập gà vịt có chích thuốc ngừa và chỉ cho nhập trở lại sau khi đã ngưng dùng thuốc một năm.
Nhìn từ bên ngoài, cuộc tranh luận này có vẻ như tạo thêm phức tạp cho chính phủ Thái trong việc đối phó, nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại. Chính thủ tướng Thaksin Shinawatra triệu tập và chủ tọa một cuộc họp với các đại diện ngành nghề liên hệ vào tháng 2 năm 2005 để lắng nghe các khó khăn, những hậu quả ngoài ý muốn có thể xảy ra của mỗi biện pháp được dự định để đối phó. Chính những tranh luận công khai đã giúp chính phủ quan tâm đúng mức và có đối sách thích hợp nhất, nghĩa là đem lại tối thiểu thiệt hại và tối đa lợi ích cho quốc gia Thái ở mức tổng thể, chứ không chỉ lo riêng cho một bộ phận dân chúng hay cho đảng cầm quyền. Đây là biểu tượng cụ thể mà thể chế Dân chủ đóng góp thực sự vào đời sống hàng ngày của người dân.
Riêng tại Việt Nam, trong lúc số người chết vì lây bệnh cúm gia cầm tiếp tục gia tăng, các cơ quan phòng chống bệnh dịch quốc tế càng tỏ vẻ lo ngại về các con số báo cáo của chính phủ ta. Trong tình trạng bưng bít và độc quyền thông tin hiện tại, các quan chức đảng ta thường che dấu bớt mức nghiêm trọng, hay ngay cả tung tin sai lạc để trấn an dân chúng. Trong quá khứ, có nhiều tuyên bố mà cơ quan y tế thế giới cho là quá vội vã, đã được Nhà nước tung ra, như những khẳng định đã diệt hẳn mầm bệnh SARS và cúm gà từ mấy năm trước; hoặc việc hơ khói "bồ kết" để diệt vi khuẩn SARS, v.v... Loại khẳng định này, theo các cơ quan y tế thế giới, chỉ tạo thêm nhiều tai hại vì khiến người dân không đề phòng đúng mức hoặc chạy theo những phương pháp chữa trị không có căn bản khoa học.
Tình trạng Nhà nước không cho phép báo chí hoạt động độc lập, không cho phép các phóng viên tường thuật đúng theo kết quả quan sát, cũng khiến cho bức tranh thêm mờ mịt. Không ai biết các giới chức địa phương thi hành việc phát hiện, phòng ngừa ra sao và lại càng không biết mức độ dấu diếm của họ đến cỡ nào, nhất là khi chính các quan chức địa phương là chủ các đàn gà vịt, các trại chăn nuôi, hay các đường dây xuất cảng.
Ngay cả khi có một vài phóng viên và các nhà khoa học can đảm cảnh báo công chúng thì tiếng nói của họ bị dập tắt, kết án tiết lộ bí mật quốc gia bởi các loại luật lệ tùy tiện. Vì thế chẳng bao giờ có những thảo luận công khai giữa các ngành nghề liên hệ để có đối sách thích hợp nhất cho cả nước.
Chỉ riêng trong vụ cúm gia cầm này, cái giá mà dân ta phải trả cho chính sách bưng bít thông tin của Nhà nước đã hiện rõ. Trong lúc các trung tâm dịch mấy năm trước tại Hồng Kông và Thái Lan nay đã không còn dấu vết, người ta chỉ còn bàn các biện pháp phòng ngừa để tránh tái diễn mà thôi, thì Việt Nam, từ vị trí một bệnh nhân không đáng kể 2 năm trước đã trở thành trung tâm trận dịch hiện nay.
Nếu nhân cái giá tai hại của chính sách gông cùm thông tin này lên mọi mặt sinh hoạt xã hội và nhân rộng ra trên phạm vi cả nước, người ta có thể tính ra được khoảng cách tụt hậu của Việt Nam so với láng giềng và thế giới trong 3 thập niên qua và còn tăng dần trong những năm tháng tới.
Đàn Vịt Trời (CT14)
Mỗi cuối đông, những đàn vịt trời bay thành hình chữ V, bay hàng trăm dặm từ Bắc xuống Nam để tìm nơi ấm cúng. Các nhà khoa học đã khám phá rằng những đàn vịt trời đó có những quy luật di chuyển rất đáng để suy gẫm:
1. Mỗi khi con vịt vẫy cánh bay, chúng sẽ tạo ra một luồng gió quyện và tạo ra một trợ lực nâng con vịt bay bên cạnh. Vì thế, khi chúng bay theo đội hình chữ V, thì con nọ nương vào trợ lực của con kia để có thể bay nhẹ nhàng hơn và tăng khả năng bay xa hơn gần gấp đôi. Con người ta cũng vậy, nếu những người có cùng một chí hướng mà biết cách hợp quần thành những đoàn thể hay cộng đồng để nương tựa nhau thì dễ đạt được những mục đích cao cả hơn.
2. Khi một con vịt bị xa rời khỏi đội hình, thì nó sẽ cảm thấy bị đuối sức vì phải tự lực, nên nó lại phải cố gắng bay vào trong đội hình để nương tựa vào hấp lực của những con vịt bay trước. Nếu chúng ta biết xiết chặt hàng ngũ, không xa rời đoàn thể hay cộng đồng thì sẽ có lợi lớn.
3. Con vịt bay đầu đàn không được hưởng trợ lực của bạn đồng hành nên chóng mỏi mệt. Khi mệt thì nó sẽ bay xuống nương vào đội hình và sẽ có con vịt khoẻ mạnh khác bay vào vị trí dẫn đầu, cứ như vậy thay đổi trong suốt ngày bay. Trong cộng đồng con người cũng vậy, vai trò lãnh đạo luôn luôn đuợc thay đổi tùy theo tình thế, theo tinh thần dân chủ.
4. Trong khi bay, chúng thường lên tiếng kêu quác quác để thúc giục nhau bay theo kịp một tốc độ. Trong các đoàn thể, người ta phải biết nhắc nhở nhau để giữ vững tinh thần hay thắt chặt tình đồng đội. Trong quân ngũ, các quân nhân thường lên tiếng đếm hoặc hát để tất cả đoàn đi theo nhịp quân hành.
5. Khi một con vịt bị đau hay bị bắn trọng thương phải rời khỏi đội hình, thì sẽ có hai con vịt đồng hành rời theo để nâng đỡ và bảo vệ. Hai con đó ở bên cạnh con vịt yếu kém cho đến khi tự bay đuợc, hoặc bị rớt chết, thì chúng mới rời bỏ để bay theo đoàn vịt khác. Chúng ta hãy suy gẫm tới tình đồng loại và những quy luật của đàn vịt trời mà đối xử với nhau trong cùng một cộng đồng hay đoàn thể.
1. Mỗi khi con vịt vẫy cánh bay, chúng sẽ tạo ra một luồng gió quyện và tạo ra một trợ lực nâng con vịt bay bên cạnh. Vì thế, khi chúng bay theo đội hình chữ V, thì con nọ nương vào trợ lực của con kia để có thể bay nhẹ nhàng hơn và tăng khả năng bay xa hơn gần gấp đôi. Con người ta cũng vậy, nếu những người có cùng một chí hướng mà biết cách hợp quần thành những đoàn thể hay cộng đồng để nương tựa nhau thì dễ đạt được những mục đích cao cả hơn.
2. Khi một con vịt bị xa rời khỏi đội hình, thì nó sẽ cảm thấy bị đuối sức vì phải tự lực, nên nó lại phải cố gắng bay vào trong đội hình để nương tựa vào hấp lực của những con vịt bay trước. Nếu chúng ta biết xiết chặt hàng ngũ, không xa rời đoàn thể hay cộng đồng thì sẽ có lợi lớn.
3. Con vịt bay đầu đàn không được hưởng trợ lực của bạn đồng hành nên chóng mỏi mệt. Khi mệt thì nó sẽ bay xuống nương vào đội hình và sẽ có con vịt khoẻ mạnh khác bay vào vị trí dẫn đầu, cứ như vậy thay đổi trong suốt ngày bay. Trong cộng đồng con người cũng vậy, vai trò lãnh đạo luôn luôn đuợc thay đổi tùy theo tình thế, theo tinh thần dân chủ.
4. Trong khi bay, chúng thường lên tiếng kêu quác quác để thúc giục nhau bay theo kịp một tốc độ. Trong các đoàn thể, người ta phải biết nhắc nhở nhau để giữ vững tinh thần hay thắt chặt tình đồng đội. Trong quân ngũ, các quân nhân thường lên tiếng đếm hoặc hát để tất cả đoàn đi theo nhịp quân hành.
5. Khi một con vịt bị đau hay bị bắn trọng thương phải rời khỏi đội hình, thì sẽ có hai con vịt đồng hành rời theo để nâng đỡ và bảo vệ. Hai con đó ở bên cạnh con vịt yếu kém cho đến khi tự bay đuợc, hoặc bị rớt chết, thì chúng mới rời bỏ để bay theo đoàn vịt khác. Chúng ta hãy suy gẫm tới tình đồng loại và những quy luật của đàn vịt trời mà đối xử với nhau trong cùng một cộng đồng hay đoàn thể.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)